Nấu ăn
Trong thai kỳ, để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên hạn chế vào bếp. Bởi việc nấu nướng tồn tại nhiều nguy hiểm không tốt tới sức khỏe của thai nhi. Chẳng hạn, khói bếp dễ khiến mẹ bầu bị buồn nôn, ói mửa; dao kéo ảnh hưởng đến an toàn thai kỳ; sàn bếp dính nước dễ khiến mẹ bầu trượt ngã; hoặc nếu đứng bếp quá lâu mẹ bầu sẽ bị đau nhức cơ xương. Vì vậy, người chồng tâm lý sẽ tình nguyện đứng bếp thay cho vợ trong quãng thời gian này.
Làm việc nhà
Việc nhà (giặt quần áo, lau nhà, khuân vác vật nặng,...) cũng rất nguy hiểm với phụ nữ có thai, vì dễ gây áp lực cho phần bụng, gián tiếp gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, tiếp xúc với các hóa chất độc hại ở bột giặt, nước tẩy rửa, nước lau sàn có thể khiến thai nhi bị kích thích. Thế nên, để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, chồng nên chịu khó thay vợ làm những việc nặng.
Về nhà sớm
Việc chào đón 1 đứa trẻ sẽ khiến trách nhiệm của người chồng lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, phụ nữ mang thai tâm lý cũng bất ổn, nhiều cảm xúc. Thế nên, trong khoảng thời gian này, người chồng tâm lẽ sẽ gác lại việc la cà quán xá cùng đồng nghiệp sau giờ tan ca. Thay vào đó, anh ta sẽ về sớm để quan tâm, hỏi han và giúp đỡ vợ nhiều hơn.
Học những kiến thức tiền sản cơ bản
Như đã đề cập ở trên, trong thai kỳ phụ nữ sẽ gặp nhiều bất ổn về tâm lý. Họ sẽ cảm thấy hoang mang, thiếu chỗ dựa nếu trải qua những cảm giác lạ lẫm của bà đẻ chỉ một mình. Vì vậy, để vợ cảm thấy bình tâm và an toàn, người chồng cũng hãy nắm vững những kiến thức căn bản nhất nhé!
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Cách làm món tôm chiên sả thơm ngon ai cũng thích thú
-
Những dấu hiệu thai nhi đã “quay đầu”, mẹ bầu nào cũng nên biết
-
Cách làm kem chuối siêu nhanh, mát lạnh ai cũng có thể tự làm được
-
Đừng vội đổ thẳng súp lơ vào chảo, đây mới là cách xào ngon nhất lại giữ nguyên dinh dưỡng
-
Tôm hấp xưa rồi, đây mới là cách nấu tôm ngon ngọt đậm đà, vừa nhìn đã "thèm mắt"