Tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến, ngày càng có nhiều người mắc và xu hướng trẻ hóa tăng cao.
Đây là căn bệnh nguy hiểm làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ra nhiều biến chứng như tim mạch, đột quỵ, thậm chí gây tử vong.
Biểu hiện rõ nhất của tiểu đường là lượng đường trong máu đột nhiên tăng cao, biểu hiện là liên tục khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, sụt cân bất thường, dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm, thị lực yếu đi.
Người bị tiểu đường cần đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn, nếu không để ý kiêng khem sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Dưới đây là 5 loại rau củ quả phố biến dễ khiến đường huyết tăng cao
Khoai tây
Khoai tây rất giàu carb, sau khi ăn, cơ thể sẽ phá vỡ các carbs thành các loại đường đơn giản di chuyển vào máu. Đây chính là nguyên nhân khi ăn khoai tây khiến tăng đột biến lượng đường trong máu.
Người tiểu đường có thể ăn khoai tây, nhưng cần ăn hạn chế, và số lần ăn khoai tây cách xa nhau. Trong một tuần, người tiểu đường không nên ăn khoai tây liên tiếp.
Củ cải đường
Đúng như tên gọi là “củ cải đường”, hàm lượng đường trong loại thực phẩm này rất cao. Bởi trong thành phần có chứa chất polysacchar, sau khi nấu chín sẽ chuyển hóa hết thành đường, do đó những người có lượng đường trong máu cao không nên ăn thực phẩm này.
Củ sen
Củ sen còn gọi là liên ngẫu, là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe, nhất là với người phụ nữ. Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, an thần.
Tuy nhiên, trong củ sen có chứa 70% tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.
Dưa cải muối
Trong quá trình muối, vitamin trong cải cơ bản đã bị phá hủy hết, do đó còn lại rất ít dinh dưỡng. Ngoài ra, dưa cải có hàm lượng muối cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là không có lợi trong việc kiểm soát đường huyết .
Ngô
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Tuy nhiên, ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế theo lương y, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn ngô.
Người có đường huyết cao cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?
- Chế độ ăn uống nhẹ
Người bệnh nên hạn chế dùng đồ ăn nhanh, dùng ít dầu mỡ trong các món ăn chế biến tại nhà. Bởi nếu chất béo dễ làm tăng mỡ thừa trong cơ thể và tăng đường huyết.
- Thói quen ăn uống khoa học
Những thói quen như ăn quá no, trong ngày có bữa ăn rất no nhưng có bữa ăn cực kỳ ít hoặc thói quen ăn kiêng đều không có lợi cho việc ổn định đường huyết. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp lượng thực phẩm tiêu thụ trong 3 bữa ăn chính trong ngày hợp lý, ăn đủ 3 bữa, tỷ lệ thịt và rau hợp lý là 3:7.
- Ăn ngũ cốc thô và mịn
Bệnh nhân không nên ăn thực phẩm được xay quá nhuyễn vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Các loại ngũ cốc nguyên hạt hay hạt mịn sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
- Uống nước đun sôi
Các nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn uống quá ít nước thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu bạn uống nhiều nước đun sôi sẽ cải thiện quá trình lưu thông máu, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, từ đó có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Indonesia: Hằng trăm người qua đời khi cách ly tại nhà, chờ chữa trị
-
Biến thể Delta: Nhiều hình mẫu chống dịch trên thế giới bị lung lay
-
Cô gái 24t đột quỵ vì thường xuyên thức sau 23 giờ đêm: Bác sĩ nói không muốn tổn thọ thì nhớ điều này
-
2 việc buổi sáng hại gan hơn cả uống rượu khiến ứ đọng độc tố trong người, lâu ngày phát bệnh
-
2 'giờ vàng' uống sữa hấp thụ hết canxi mà không mất sắt, ai không biết là thiệt thân