Cô gái 24t đột quỵ vì thường xuyên thức sau 23 giờ đêm: Bác sĩ nói không muốn tổn thọ thì nhớ điều này

( PHUNUTODAY ) - Việc thức khuya sau 11 giờ đêm có thể gây ra nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe như sau.

Đã có nhiều trường hợp đột quỵ do thức khuya

Theo dữ liệu trước đây, đột quỵ là một căn bệnh có xu hướng xảy ra ở người cao tuổi. Nhưng những năm trở lại đây căn bệnh này đã chuyển hướng tấn công vào nhóm người trẻ tuổi hơn. Và đáng chú ý hơn, nguyên nhân lại do họ thường xuyên thức khuya. 

Vào 5/2020, Tiểu Vương (bút danh), 24 tuổi bị đột quỵ vì thức khuya, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến. Theo lời kể của cô, vào lúc 9 giờ sáng, cô đột nhiên cảm thấy mình không thể bước ra khỏi giường và phần thân bên trái không động đậy được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hỏi ra mới biết Tiểu Vương thường thức khuya và có nhiều hôm, cô thức đến tận 3-4 giờ sáng mới ngủ. Sau vài tiếng chợp mắt, cô lại đi làm, tăng ca và thức khuya.

Sau khi làm xét nghiệm, Tiểu Vương được chẩn đoán bị đột quỵ và phình động mạch não. Đây không còn là chuyện nhỏ. Chứng phình động mạch não tương đương với quả bom hẹn giờ trong đầu cô gái và nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Năm 2019, anh Trương, một huấn luyện viên thể dục 25 tuổi, bị đột quỵ và nằm trên giường bệnh viện suốt 5 tháng trời. Sau khi hồi phục, anh cảm thấy điều này thật kinh khủng.

Anh Lý, 29 tuổi, đang trò chuyện với các đồng nghiệp của mình thì đột nhiên miệng lắp bắp. Anh ta đã được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y học cổ truyền Hà Nam (Trung Quốc) đã tiếp nhận một chàng trai trẻ bị đột quỵ ở tuổi 27.

Thức sau 23 giờ đêm cơ thể đối mặt với nguy hiểm thế nào?

Thời gian quan trọng nhất để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng, lúc này cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Các nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết các hoạt động tự phục hồi cơ thể thực hiện trước 3 giờ sáng. 

Thời gian quan trọng nhất để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng.

Thời gian quan trọng nhất để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng.

Theo hai chuyên gia, bác sĩ Thi Minh, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác trị liệu Đông y Thượng Hải, chuyên về bệnh Mất ngủ và bác sĩ Từ Đại Thành, Phó Chủ nhiệm khoa điều trị, Bệnh viện Đông Tây Y kết hợp thành phố Nam Kinh (TQ), việc thức khuya sau 11 giờ đêm có thể gây ra 7 nguy cơ xấu cho sức khỏe như sau:

Nguy cơ đột quỵ

Theo Wu Xuesi, bác sĩ tim mạch tại một Bệnh viện lớn ở Bắc Kinh khẳng định: Thức khuya không là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ, thế nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não, từ đó có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Tổn thương da

Vào thời điểm từ 22 giờ đến 23 giờ, là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức đêm, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, từ đó sẽ làm cho da khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.

Thừa cân và béo phì

Khi mọi người ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất gọi là "leptin", tạm hiểu là giúp cơ thể gầy đi hoặc hao phí bớt. Nếu bạn không ngủ vào thời gian này, cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi, lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

Suy giảm trí nhớ

Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng việc thiếu ngủ hoặc ngủ muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, đặc biệt là mảng trí nhớ và kí ức. Những tổn thương này sẽ không thể chữa lành được kể cả khi ngủ bổ sung.Một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó.

Gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Theo một vài nghiên cứu cho thấy người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú… có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone.

Rối loạn này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra. Tình trạng này kéo dãi sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể phụ nữ thay đổi, gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.

Nguy cơ cao gây ra bệnh tim

Nghiên cứu cho thấy, những người "ngủ ngày cày đêm" thường có tính khí nóng nảy, thất thường, dễ nổi giận. Không những thế, thức đêm quá khuya cũng khiến cho nội tạng bị "trượt" khỏi lịch sinh hoạt bình thường, nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời.

Đó cũng là lý do gây ra nguy cơ cao về bệnh tim mạch, huyết áp…

Nguy cơ gây bệnh dạ dày

Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô. Hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm. Nếu bạn thức khuya, đi kèm với thói quen ăn đêm, vô tình sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Nếu dạ dày phải làm việc quá nhiều, không đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo lại sức "lao động", trong thời gian dài sẽ sinh ra mệt mỏi, ốm bệnh.

Đồng thời, khi thức khuya, quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị đình trệ, làm lưu lại thức ăn quá lâu trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét và các triệu chứng khác.

Gây tổn thương gan

Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể. Nếu gan bị tổn thương, ngay lập tức sức khỏe tổng thể sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.

Tăng nguy cơ ung thư

Nhiều yếu tố miễn dịch trong cơ thể được hình thành trong giấc ngủ, khi chúng ta thức suốt đêm dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm lạnh, dị ứng phát sinh bất ngờ.

Hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư, khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu đã khẳng định, thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư vú, ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm.

Ngoài ra, người đang bị bệnh dạ dày, bệnh gan, nếu thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Khi trở nên nghiêm trọng, nó sẽ ảnh hưởng ngược trở lại giấc ngủ, khiến bạn rơi vào cảm giác khó ngủ, mất ngủ kèm tiêu hóa kém, gan ngày càng suy giảm.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link