Rau muống
Rau muống rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và các vitamin có lợi cho sức khỏe.
Trong Đông y thì rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh nên khi ăn vào mùa hè có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, chữa nhiệt miệng, mát ruột gan...
Rau muống có thể luộc, nấu canh và xào đều rất ngon và dễ ăn cho công dụng hiệu quả.
Rau ngót
Rau ngót là loại rau có hàm lượng đạm cao, giàu khoáng chất và trong đông y là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Rau ngọt vị ngọt, tính mát, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, bù nước, bổ huyết, kháng viêm, giúp thanh lọc cơ thể, làm mát nội tạng, ngăn ngừa nổi mụn nhọt, nóng trong vào mùa hè.
Rau dền
Rau dền có vị ngọt, tính mát, khi dùng nấu canh ăn với tôm, thịt hay luộc chấm muối vừng ăn đều giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, cung cấp nước, bổ huyết.
Ăn rau dền nhiều và thường xuyên giúp cơ thể được phục hồi năng lượng, khỏe khoắn, không mệt mỏi, mất ngủ, mẩn ngứa người, nóng trong gây nhiệt miệng, mụn nhọt....
Mướp đắng
Mướp đắng nổi tiếng với công dụng là giải độc gan, làm mát ruột, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, ngăn ngừa mụn nhọt.
Bạn có thể ăn sống, nấu thành các món ăn trong bữa chính hoặc ép lấy nước uống đều rất tốt, cho công hiệu cao.
Rau mồng tơi
Trong Đông y, mồng tơi vị hơi chua nhạt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, chuyên trị rôm sảy, mụn nhọt, nóng trong người.
Thường xuyên ăn rau mồng tơi sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất nhầy pectin trong nó, cải thiện chức năng gan, làm mát gan, ngăn ngừa các bệnh lý về gan và các nội tạng khác.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Dù nam hay nữ nếu sở hữu 2 nhỏ, 3 to chứng tỏ khỏe mạnh trẻ lâu sống thọ
-
Thứ quả quê mùa, giá rẻ nhưng được ví như “thuốc trường thọ”: Bổ thận, giảm đau xương khớp
-
Sữa tốt nhưng người bị 5 bệnh này không nên uống, càng dùng càng hại thân
-
Các cụ dạy “Ăn không rau như đau không thuốc”: Hóa ra vì lý do này
-
4 sai lầm khi ăn cơm gây hại cho sức khỏe, ai không có thật đáng mừng