Cơm rượu nếp
Trong văn hóa dân gian thì đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của cả 3 miền, theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.
Đồng thời, món cơm rượu nếp có thể được nấu từ nhiều loại nếp khác nhau tuỳ vào sở thích của mỗi gia đình như nếp cẩm, nếp lứt hoặc nếp cái hoa vàng,… Nhưng mỗi miền lại có đặc trưng riêng về thời gian và cách ủ, miền Bắc thì để rời từng hạt, cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn.
Chè trôi nước
Theo văn hóa của người Việt Nam chúng ta thì món chè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam và cũng là món phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, bột được nhồi đến khi mềm dẻo sau đó lấy 1 lượng vừa đủ vào lòng bàn tay dàn mỏng ra rồi để vào giữa 1 viên nhân đậu xanh rồi vo tròn lại. Khi nấu cho thêm ít gừng giúp món chè có hương thơm và vị nồng ấm của gừng, ăn kèm đó là nước cốt dừa.
Vị béo và ngọt bùi hoà hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của mè, đậu phộng phía trên.
Thịt vịt
Các món ăn từ vịt như vịt nướng, vịt quay, vịt luộc đều là các món ăn truyền thống vào ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung. Theo người xưa thì khoảng tháng 5 âm lịch thời tiết thường nóng nực, thịt vịt có tính mát, bổ dưỡng rất thích hợp ăn vào ngày này.
Bên cạnh đó thì vào khoảng thời gian này vịt bắt đầu vào mùa nên béo ngậy, thịt ngon và không có mùi hôi. Vì vậy mà thịt vịt trở thành món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, tuỳ sở thích mỗi nhà mà chế biến món ăn khác nhau.
Quả chôm chôm
Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường cúng quả chôm chôm cũng là một loại quả mà gia chủ có thể lựa chọn để bày lên mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nhờ vẻ ngoài nổi bật. Đặc biệt, khi vào tháng 5 âm lịch, chôm chôm vào mùa. Ở các tỉnh miền Nam và miền Tây, loại quả này xuất hiện khắp các chợ, sạp trái cây.
Gia chủ có thể lựa những chùm chôm chôm tươi, chín đỏ để đặt lên bàn thờ, cầu bình an, may mắn trong dịp Tết Đoan Ngọ. Từng chùm chôm chôm đỏ tươi thể hiện cho sự may mắn sung túc sum vầy sẽ giúp cho gia đình bạn may mắn viên mãn.
Quả mận
Quả mận có vị chua chua ngọt ngọt có hương thơm đặc trưng, là biểu tượng cho sự trường thọ. Loại quả này có thể dùng để dâng cúng trong các dịp lễ, Tết.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, gia chủ có thể lựa chọn những quả mận chín tới, hình dáng, màu sắc đẹp mắt để làm vật phẩm dâng trong lễ cúng. Đồng thời, quả mận cũng khá phổ biến ở miền Bắc vào mùa hè nên được người dân cọn làm lễ cúng. Bên cạnh đó, màu đỏ của quả mận mang lại may mắn cho chủ nhà.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam chúng ta từ xưa truyền lại thì người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu. Đồng thời, theo quan niệm của ông bà ta xưa truyền lại thì trong ngày này thì người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 Âm lịch là một cách để diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro hay còn gọi là bánh gio, chè trôi nước, hạt sen... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Min Min
-
Quên mật khẩu điện thoại di động, hãy làm ngay cách này để mở lại được dễ dàng
-
Mẹo biến sầu riêng bị sượng, khó ăn thành mềm tan, béo ngậy, không thua sầu chín cây
-
Dâng rượu lên ban thờ thắp hương, nhiều người không chú ý điều này nên mất lộc mà không biết
-
Trồng giàn hoa Thiên Lý trước cửa nhà có tốt theo phong thủy không?
-
Nhìn độ dài ngón út biết tương lai bạn thành đại gia hay làm thuê trọn kiếp