Trứng muối
Trứng muối có hương vị thơm ngon đặc trưng được nhiều đứa trẻ yêu thích. Tuy nhiên, mẹ không nên cho con ăn nhiều món này vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nguyên nhân là trong quá trình chế biến, trứng muối sử dụng các nguyên liệu có chứa một lượng chì nhất định. Trong khi đó, chì lại có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và quá trình tạo máu.
Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên tỷ lệ hấp thụ chì sao hơn rất nhiều so với người lớn. Não trẻ đang trong quá trình phát triển cũng dễ bị tổn thương nếu nhiễm chì và gây ảnh hưởng lớn đến trí lực.
Gan động vật
Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bổ sung vitamin A và sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, gan là bộ máy giải độc lớn nhất trong cơ thể. Vì vậy, hàm lượng động tố trong gan cũng rất cao. Mẹ thường xuyên cho bé ăn các món làm từ gan động vật cũng sẽ khiến bé có nguy cơ bị nhiễm độc.
Ngoài ra, lượng vitamin A trong gan động vật rất lớn. Nếu trẻ ăn nhiều và bị thừa vitamin A thì có khả năng bị một số bệnh khác.
Thịt
Thịt là lựa chọn hàng đầu để bổ sung protein, lipid, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải cứ cho trẻ ăn nhiều thịt thì bé sẽ chóng lớn. Ăn quá nhiều thịt sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trẻ ăn nhiều chất béo, đạm còn dễ bị tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc một số bệnh.
Cha mẹ cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài thịt, cần bổ sung đa dạng rau xanh, trái cây vào bữa ăn của bé.
Rau chân vịt
Nhiều bà mẹ cho rằng rau chân vịt có hàm lượng sắt lớn nên cho con ăn hàng ngày để bổ máu. Tuy nhiên, lượng sắt trong loại rau này không nhiều như thế, thậm chí còn ít hơn hàm lượng sắt có trong rau cải xanh, cần tây...
Trong khi đó, rau chân vịt chứa hàm lượng axit lớn. Khi axit này được hấp thụ vào cơ thể, nó sẽ hòa tan canxi trong dạ dày. Do đó, ăn nhiều rau chân vịt khiến bé dễ bị thiếu canxi. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ kẽm. Từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xương, răng của bé.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ăn quá nhiều sữa chua có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dẫn đến đau dạ dày. Hơn nữa, mẹ không nên cho con ăn sữa chua từ quá sớm (dưới 1 tuổi). Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của các bé dưới 1 tuổi còn non nót, ăn thực phẩm chứa nhiều axit như sữa chua sẽ khiến đường ruột gặp vấn đề.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tình huống xấu nhất, dự tính có tới 30.000 ca nhiễm Covid-19
-
Kẻ vô ơn còn đáng sợ hơn loài lang sói gấp trăm lần: 3 loại người tránh càng xa càng tốt
-
Người dân "lùng" mua thuốc sốt rét ngừa Covid-19: Chuyên gia cảnh báo tác dụng phụ nguy hiểm
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa