Con có những dấu hiệu này, cảnh báo bị trầm cảm, bố mẹ chớ chủ quan

( PHUNUTODAY ) - Nếu phát hiện con có những dấu hiệu bất thường này, bố mẹ nên lưu ý quan sát, không chủ quan và đưa con đi khám bác sĩ sớm.

Căn bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em và trẻ vị thành niên cũng là nạn nhân.

Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm

Đến nay, chưa có lời giải thích rõ ràng về nguyên nhân trầm cảm ở trẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là do

- Gia đình mâu thuẫn, bất hòa

Ví dụ như bố mẹ ly hôn, một số trẻ sẽ nghĩ rằng lý do gia đình rạn nứt là do mình, cho là bô mẹ ghét bỏ chúng. Hay khi bố mẹ ly thân, trẻ sống với một trong hai người cũng cảm thấy thiếu vắng tình cảm gia đình và dẫn đến hụt hẫng, cũng như không nhận được sự giáo dục tốt nhất từ cả cha và mẹ

tramcam

- Ở trường bị bạn bè bắt nạt

Đây cũng có thể xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Việc bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, bố mẹ cũng không quan tâm khiến con có cảm giác bị bỏ rơi và sợ đám đông.

- Áp lực học tập

Việc ép trẻ học nhiều và phải đạt kết quả tốt sẽ khiến trẻ gặp căng thẳng với vấn đề học tập và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.

Con có thể bị trầm cảm khi xuất hiện các dấu hiệu

- Thay đôi tâm trạng, cảm giác buồn bã, thu mình và không muốn tiếp xúc với ai

- Con có cảm xúc mãnh liệt như sợ hãi bao trùm, tức giận bột phát, lo lắng tột độ

- Khó tập trung, học hành sa sút, thay đổi kết quả học tập

tramcam4

- Trốn tránh việc học

- Trẻ rút lui hoặc tránh các tương tác xã hội.

- Trẻ lạm dụng chất kích thích, sử dụng hoặc lạm dụng rượu, ma túy

- Trẻ thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn.

- Trẻ có các triệu chứng thể chất như đau đầu thường xuyên hoặc đau bụng

- Trẻ tự gây thương tích, tự làm hại bản thân và cố gắng tự tử.

Một nghiên cứu thực hiện trên 202 trẻ em tại Việt Nam, khoảng 22.8% trẻ bị trầm cảm và có đến 23.7% trẻ muốn tự tử. Đây thực sự là con số đáng báo động, trong khi nhiều phụ huynh không hề nhận ra con mình đang có dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Những lúc này, ngoài tìm đến phương pháp trị liệu, cách tốt nhất bố mẹ nên làm là hãy ở bên con. Tập kiên nhẫn, trò chuyện với con nhiều hơn để con được giải tỏa, gỡ rối khúc mắc trong đầu con là biện pháp tâm lý hữu hiệu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link