1. Nói lại nhiều lần
Việc cha mẹ cứ lặp đi lặp lại các hướng dẫn hoặc các yêu cầu mà con nên làm sẽ chỉ là vô ích đối với những đứa trẻ có tình cách bướng bỉnh và ít nghe lời. Không những vậy, việc làm này còn có thể vừa khiến các bậc cha mẹ mệt mỏi, lo lắng và thất vọng, cũng vừa khiến cho trẻ cảm thấy bực bội và khó hiểu.
Ngoài ra, sự khó chịu ấy có thể đem đến những "bài học" sai lầm, cha mẹ không chú ý được điều mình nói, con hiểu những điều dạy bảo theo tính tiêu cực. Điều này có nghĩa là cha mẹ đang dạy con lặp lại những hành vi thể hiện sự bướng bỉnh, bằng cách lặp lại những yêu cầu không có hậu quả kèm theo.
2. Nâng cao tông giọng khi nói chuyện với trẻ
Khi cha mẹ lớn tiếng, trẻ có thể xuất hiện tâm lý sợ hãi và nghĩ rằng bản thân đang gặp phải nguy hiểm dù cho đó là người thân thiết nhất. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng củ con bị hạ thấp.
Không những vậy, bạn cũng có thể thấy rất rõ một điều rằng, khi nghe thấy giọng nói của cha mẹ lúc tức giận, trẻ cũng có thể trở nên cùng tức giận. Cả hai bên đều không thể giao tiếp với nhau một cách xây dựng mà chỉ bảo thủ quan điểm của bản thân nên cũng không thể tìm ra được giải pháp giải quyết vấn đề và khiến cho mâu thuẫn càng cao hơn. Để tránh được đó, cha mẹ sử dụng cách đàm phán và biến cuộc tranh luận thành một cuộc thảo luận lành mạnh.
3. Đưa ra những lời đe dọa vô nghĩa
Trong trường hợp nếu trẻ không làm theo một việc nào đó, cha mẹ thường có thói quen "đe dọa" con bằng những hậu quả nghiêm trọng. Giống như ý muốn nói, nếu con không làm thì chắc chắn sẽ phải nhận lại hậu quả đó. Nhưng về bản chất, cha mẹ đang dạy con rằng chúng không cần phải nghe lời vì chúng cũng sẽ không tin rằng hậu quả mà cha mẹ nói đến sẽ là thật.
Không những vậy, việc sử dụng lời đe dọa hay đùa cợt có thể làm tổn hại đến lòng tin giữa cha mẹ và con cái. Thay vì cha mẹ cứ đưa ra những lời đe dọa suông, thì hãy đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng về hành vi và hậu quả thực tế mà chúng sẽ gặp phải. Ví dụ như thay vì nói “Con sẽ không bao giờ được phép ra ngoài nữa nếu không dọn dẹp giường của mình ngay bây giờ!” bằng câu nói “Mẹ e rằng con sẽ không thể thức khuya vào thứ sáu này nếu con không dọn dẹp giường của mình”.
4. Thể hiện sự kỳ vọng dưới dạng mệnh lệnh
Khi muốn con làm một điều gì đó, cha mẹ thường không cho trẻ cơ hội để suy nghĩ mà chỉ có hai lựa chọn duy nhất là vâng lời hoặc không vâng lời. Mặc dù cha mẹ có thể thêm những từ như “làm ơn” và “cảm ơn” để làm dịu lời nói của mình, nhưng có vẻ điều ấy khá vẫn rất là khó khăn đối với trẻ. Vì vậy, thay vì sử dụng các mệnh lệnh, các bậc phụ huynh hãy thử đưa ra những lời “gợi ý bóng gió” để con tự hiểu và làm theo.
5. Thể hiện quyền lực
Cuộc tranh giành quyền lực xảy ra khi cả cha mẹ và con cái đều muốn có quyền kiểm soát một vấn đề nào đó. Hành vi nổi loạn của trẻ sẽ diễn ra khi chúng từ chối làm điều gì đó bạn yêu cầu, hoặc khi phải tuân theo một quy tắc bạn đã đặt ra. Thông thường, sự phản kháng bắt nguồn từ ý muốn kiểm soát, sử dụng quyền lực và ít liên quan đến yêu cầu được đặt ra.
Tác giả: Minh Hằng
-
4 thói quen giáo dục không giúp cho trẻ tốt hơn mà còn ngày càng học kém đi
-
Một người cha mẹ tốt chắc chắn sẽ có 7 dấu hiệu này
-
5 câu nói tưởng như bình thường nhưng lại gây tổn thương sâu sắc đến trẻ
-
5 điều cha mẹ khôn ngoan không nên cấm trẻ làm, trí thông minh sẽ phát triển vượt bậc
-
Có 3 nơi trong nhà càng ngăn nắp càng mất hết lộc, ''càng lộn xộn'' vợ chồng càng ăn nên làm ra