Dùng chanh tươi hoặc giấm
Chanh hoặc giấm là những nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của gia đình. Không những tăng thêm hương vị cho món ăn, chanh và giấm còn có công dụng giảm bớt vị mặn.
Thêm 1 - 2 muỗng cà phê nước cốt chanh vào món kho, món canh, món nước sẽ giúp món ăn bớt đi vị mặn mà không làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có. Tuy nhiên, bạn không nên thêm nước cốt chanh vào những món ăn có chứa sữa vì sẽ làm xảy ra tình trạng kết tủa.
Đối với giấm ăn, bạn nên thêm từ từ từng ít một vào để chữa mặn, nêm nếm lại sau mỗi lần thêm để xem hương vị vừa ý chưa. Tránh thêm quá nhiều giấm trong một lần vì sẽ khó nêm nếm lại hương vị.
Dùng khoai tây
Bạn hãy lấy khoai tây sống, cắt thành lát mỏng rồi bỏ vào nồi canh hoặc súp bị mặn. Để khoai trong đó ít nhất 15 phút. Những lát khoai tây có thể hút muối rất hiệu quả. Sau đó bạn chỉ cần vớt khoai tây ra và nêm nếm lại xem vị của món ăn đã phù hợp chưa.
Sử dụng sữa chua không đường
Nếu trong nhà không có sẵn chanh hay giấm, bạn cũng có thể dùng sữa chua không đường để giải quyết tình trạng món ăn bị mặn do nêm nếm quá tay.
Theo đó, chúng ta sẽ thêm 1 - 2 muỗng cà phê sữa chua không đường vào rồi khuấy đều lên, các hợp chất có trong sữa chua sẽ phát huy công dụng làm giảm độ mặn của món ăn 1 cách đáng kể.
Sử dụng cà chua
Đối với những món ăn không bị nêm quá mặn, bạn có thể dùng cà chua để "chữa cháy". Cắt vài lát cà chua dày rồi cho vào món ăn đã nấu chín trong khoảng 15 - 20 phút, vị chua của nó sẽ giúp bạn trung hòa vị mặn hiệu quả.
Sử dụng mật ong
Bên cạnh các lợi ích về sức khỏe, mật ong còn được sử dụng trong một số mẹo vặt nhà bếp, trong đó có mẹo chữa mặn cho món ăn.
Thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào món canh, món súp, món kho,... rồi khuấy đều lên vừa giúp giảm bớt vị mặn vừa làm tăng thêm hương vị cho món ăn.