1. Con luôn chia sẻ vấn đề với bạn
Thành công lớn nhất đối với những người làm cha, làm mẹ là khiến cho con bạn luôn muốn chia sẻ những thành công và thành tích của mình. Nhưng điều quan trọng hơn cả là trẻ có thể dễ dàng mở lòng để nói với bạn về những vấn đề khó khăn, thất bại mà chúng đang gặp phải hay không.
Việc chia sẻ này không phải bạn cứ bảo con nói ra là con sẽ nói mà nó phải đến từ chính bản thân đứa trẻ muốn tự nhiên nói ra. Việc cha mẹ cần làm lúc này là hãy lắng nghe và ủng hộ con, hãy nói cho con hiểu một điều rằng, các tình huống khác nhau có thể xảy ra mà chúng ta không thể làm chủ, không có gì phải xấu hổ khi phạm phải sai lầm.
2. Không nghĩ điểm cao là tất cả
Trong việc học tập, có điểm cao thì cũng sẽ có điểm kém. Khi bạn là một người cha mẹ tốt thì dù con đạt được điểm cao hay bị điểm kém ở trường thì chúng cũng sẽ không sợ hãi mà nói với bạn. Bởi, khi những đứa trẻ cảm thấy sợ hãi thường sẽ cố gắng tìm cách giấu điểm số của mình và có tâm lý hoảng sợ khi nghĩ rằng cha mẹ sẽ có thể phát hiện ra.
Những bậc cha mẹ tốt là người có thể giải thích cho con hiểu rằng, học giỏi ở trường là một điều rất tốt những kiến thức thật sự mới là quan trọng, điều con có thể học hỏi thật sự ở trường, từ thầy cô, từ bạn bè để hoàn thiện nhân cách còn quan trọng hơn cả điểm số.
3. Luôn tôn trọng không gian riêng tư của con
Có không ít các bậc cha mẹ nghĩ rằng việc trẻ nên gõ cửa trước khi vào phòng là điều đướng nhiên, nhưng chính bản thân cha mẹ lại không làm theo việc làm này. Các quy tắc trong gia đình cần phải được áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người dù là con cái hay cha mẹ đều cúng nên tuân theo. Tôn trọng không gian riêng tư của con sẽ là cách dạy tốt và chúng sẽ làm điều tương tự đó với bạn.
4. Không chỉ trích con
Việc chỉ trích con là đồ ngu ngốc, béo hay lười miếng là những lời mà những cha mẹ tốt không nên nói ra. Những lời tưởng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân khiến trẻ bất an trong một thời gian dài, thậm chí có thể là mãi mãi trong quá trình trưởng thành của con. Vì vậy, dù là cha mẹ nhưng bạn cũng hãy lựa chọn từ ngữ cẩn thận và chính xác những gì bạn thất vọng, nhưng đừng tạo cảm giác là cha mẹ đang "xúc phạm" con.
5. Biết thừa nhận sai lầm của bản thân và xin lỗi con
Bất kể ai sinh ra cũng có thể phạm sai lầm vì đâu có ai là hoàn hảo, kể cả đó là người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ lại đều quên rằng, họ không chỉ phải dạy con nói lời xin lỗi mà còn phải chỉ cho con cách làm điều đó. Trong trường hợp, bạn nhận ra rằng mình đã phản ứng thái quá và không nên làm như vậy thì đừng ngại ngần nói lời xin lỗi tới con.
6. Không áp đặt sở thích lên con cái
Trẻ nên nên được làm những điều chúng thích chứ không phải những điều mà cha mẹ thích. Hãy học cách chú ý đến tài năng của con bạn và đừng áp đặt ước mơ của riêng bản thân bạn lên chúng. Cha mẹ tốt khuyến khích con cái phát triển và giúp chúng trưởng thành như những người hạnh phúc được tự do làm những gì chúng thích.
7. Tin tưởng vào lời nói của con
Một bậc cha mẹ tức giận sẽ không cố gắng tìm hiểu bất kỳ chi tiết nào về tình hình, trở về nhà và bắt đầu một mắng mỏ khi con phạm phải một sai lầm nào đó. Nhưng trước khi lớn giọng, tốt hơn là cha mẹ nên hỏi trẻ xem chúng đã trải qua tình huống như thế nào. Có thể đó hoàn toàn không phải là lỗi của con và chúng thực sự cần sự giúp đỡ của bạn để giải quyết tình huống bị hiểu lầm ấy.
Bạn đã đáp ứng được bao nhiêu dấu hiệu trong số 7 dấu hiệu này. Những dấu hiệu bạn còn thiết xót cũng chính là những điều bạn nên cải thiện để trở thành một người cha, người mẹ tốt dành cho con.