Ăn quá nóng
Người Việt rất thích ăn đồ nóng, đặc biệt trong bữa cơm luôn luôn phải có bát cơm sốt dẻo, bát canh nóng. Trong những ngày mùa đông lạnh giá, các món lẩu, nướng lại càng được ưa chuộng hơn. Thói quen ăn uống này tuy rất ngon miệng nhưng lại có thể đẩy chúng ta đến bờ vực của bệnh ung thư
Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm nóng vượt quá 60 độ C sẽ gây hại niêm mạc thực quản. Đồ ăn nóng vượt quá 70 độ sẽ gây tổn thương trực tiếp đến thực quản và dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn thức ăn có nhiệt độ cao trong 25 ngày liên tục có thể dẫn đến tăng sản biểu mô thực quản, còn được gọi là tổn thương tiền ung thư.
Vì vậy, nhiệt độ thức ăn chỉ nên duy trì ở mức 35-40 độ C, tốt nhất là không quá 45 độ C, tức là khi ăn có thể hơi ấm.
Nói chuyện hoặc xem tivi trong khi ăn
Trong văn hóa của người Việt, bữa ăn là khoảng thời gian cả gia đình quây quần bên nhau để cùng trò chuyện và cùng xem TV. Tuy nhiên, thói quen này thực sự không tốt.
Không chỉ nói chuyện trong lúc ăn, thói quen xem TV trong bữa cơm cũng rất nguy hiểm. Bởi thói quen này sẽ khiến một lượng lớn máu được đưa về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn. Thực phẩm chưa được hệ tiêu hóa xử lý sẽ tồn đọng lại, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn.
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các bác sĩ khuyên nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, đồng thời dạ dày cũng bớt "vất vả".
Ăn quá nhiều
Cơm là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của mỗi gia đình người Việt. Mặc dù cơm bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng bạn cũng nên cân đối tránh ăn quá nhiều.
Việc ăn quá nhiều cơm có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân gây tiểu đường và dẫn tới một số biến chứng như tim mạch, tăng huyết áp... thậm chí là nhân tố nguy hiểm gây tử vong với bệnh nhân đái tháo đường.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn, chỉ nên ăn 2 bát cơm mỗi bữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ăn cơm nguội
Rất nhiều gia đình tận dụng cơm nguội để hấp hoặc làm cơm rang tuy nhiên đây là một sai lầm rất dễ dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Cơm nguội nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ biến chất gây chua, thiu... ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
Do đó, chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm vừa để nguội không lâu. Nếu muốn bảo quản cơm nên để trong tủ lạnh và dùng ngay trong vòng 24 giờ.
Chan canh
Có thể bạn chưa biết, thói quan chan canh vào cơm rất gây hại cho sức khỏe. Việc ăn cơm chan canh làm mất đi một lượng protein cùng giá trị dinh dưỡng nhất định.
Không những thế, ăn cơm kiểu này còn làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa cũng như hoạt động của thành ruột,.. nếu kéo dài sẽ gây nên bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa...
Uống nước chè sau khi ăn
Thói quen uống nước chè sau khi ăn cơm là rất phổ biến, tưởng không gây hại thế nhưng đây lại chính là tác nhân làm giảm quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Nguyên nhân là do các chất có trong nước chè sẽ gây kết tủa protein có trong thức ăn đồng thời làm loãng dịch vị đồng thời cản trở việc hấp thu sắt cũng như tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Nghiên cứu mới chỉ ra nguy cơ nhiễm Covid-19 ở người tiêm 2 mũi và 3 mũi vắc xin: Có khác biệt đáng kể
-
Phụ nữ có 4 biểu hiện này chứng tỏ cơ thể đang lão hóa nhanh, nếu không có điểm nào thì xin chức mừng
-
5 món ăn khiến phụ nữ tích đầy mỡ bụng, vừa già nhanh lại sinh bệnh: Tiếc là chị em nào cũng mê
-
Thanh niên 30t chuyển từ sốt, nôn sang suy đa tạng chỉ trong 1 ngày vì biến chứng tiểu đường: Do 1 thói quen
-
Bác sĩ 99 tuổi gợi ý 8 quy tắc ăn uống giúp tránh xa bệnh tật