Một nồi nước hầm xương chuẩn là phần nước phải trong, không bị đục và không có mùi hôi. Tuy nhiên, đây cũng là điều khó nhất khi ninh xương. Không phải ai cũng nấu được nồi nước xương trong. Nếu lỡ nấu nước hầm xương bị đục, bà nội trợ có thể tham khảo một số cách "chữa cháy" dưới đây.
Lọc bằng khăn vải hoặc rây mắt nhỏ
Hãy dùng khăn sạch, mỏng (loại khăn mùng hoặc khăn lọc sữa hạt) hoặc rây mắt nhỏ để lọc lại phần nước ninh xương từ nồi hiện tại qua một nồi khác. Sau khi lọc xong, phần cặn sẽ bị giữ lại trên khăn. Bạn chỉ cần đặt nồi nước ninh xương đã lọc lên bếp và nấu tiếp là được.
Sử dụng lòng trắng trứng
Nếu canh bị đục, bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng để lọc hết phần cặn. Lấy một lòng trắng trứng đánh tan rồi cho vào nồi nước ninh dương. Khuấy đều tay theo một chiều cố định. Cách này sẽ giúp phần cặn trong nước ninh xương cuốn vào lòng trắng trứng. Sau đó, bạn chỉ cần vớt bỏ phần lòng trắng trứng là được. Như vậy nước ninh xương có thể trong trở lại.
Sử dụng nấm hoặc khoai tây sống
Cho vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống sẽ giúp nồi nước dùng trong trở lại.
Sử dụng thịt băm
Lấy thịt băm (nước dùng ninh từ xương gì thì dùng loại thịt đó để băm) trộn với lòng trắng trứng, nấm hương và cho vào nồi nước dùng nguội. Như vậy nước dùng vừa ngon vừa trong hơn.
Sử dụng hành tím
Đối với nước dùng nấu từ xương bò, bạn hãy nướng thơm một ít hành tím (cả vỏ) rồi bỏ vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm nước dùng trong và có màu đẹp mắt.
Sử dụng xương gà
Với nước dùng ninh từ xương gà, bạn có thể tiếp tục cho xương gà mới vào ninh cùng. Cách này sẽ giúp phần nước dùng nấu từ xương gà trong hơn.
Để có nồi nước dùng trong vắt, đẹp mắt, bạn cũng có thể kết hợp nhiều cách với nhau. Tức là sau khi sử dụng các cách làm trong nước dùng như sử dụng lòng trắng trứng, khoai tây, hành tím... hãy lọc nước dùng qua khăn vải hoặc rây một lần nước để đảm bảo không còn vẩn đục trong nước.
Sai lầm khi hầm xương khiến nước đục
Chần xương ngay sau khi rửa
Hầu hết mọi người sẽ cho xương đã rửa sạch vào nồi để chần sơ rồi đem đi hầm luôn. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa đủ.
Để có nồi nước dùng trong vắt, sau khi rửa sạch phần xương định nấu, bạn hãy cho chúng vào thau nước sạch và ngâm trong 30 phút. Khoảng thời gian này sẽ giúp phần máu thừa bên trong xương tiết ra hết. Cách này vừa giúp giảm mùi tanh hiệu quả vừa làm nước dùng trong hơn.
Hầm xương với lửa quá lớn
Nhiều người có thói quen hầm xương với lửa lớn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến nước xương bị vẩn đục, xương bị khô và giảm hương vị của món ăn. Muốn nước dùng trong và có vị ngọt tự nhiên, bạn cần ninh xương với lửa nhỏ.
Không hớt bọt
Bọt nổi trên bề mặt nước hầm xương là phần protein kết tủa, máu dư và cả những chất bẩn có trong xương. Hớt bọt sẽ giúp nước xương được trong hơn lại loại bỏ các chất không tốt ra khỏi món ăn.
Cho muối quá sớm
Đa số các bà nội trợ sẽ cho muối vào nồi nước hầm xương ngay từ khi bật bếp. Nêm muối giúp canh xương đậm đà nhưng cho quá sớm lại khiến nước dùng kém ngon.
Cho muối sớm sẽ ngăn cản việc tiết các chất dinh dưỡng và vị ngọt của xương ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng khiến nước dùng không được trong.
Thời điểm phù hợp để cho muối vào nước hầm xương là khi bạn chuẩn bị tắt bếp. Lúc này, các chất ngọt đã được tiết ra nước và bạn chỉ cần nêm nếm cho vừa khẩu vị là được.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Rán cá đừng vội cho vào chảo: Làm 3 bước này cá chín vàng giòn, không sát chảo, không ngấm dầu
-
Mẹo rã đông cá siêu nhanh: Chỉ mất 10 phút, đảm bảo cá không tanh, không nát, giữ nguyên dưỡng chất
-
Thêm bước này, khoai tây chiên giòn tan, để lâu không ỉu
-
Rửa ngao cứ làm 2 thao tác đơn giản này, ngao nhả sạch cát, nấu món gì cũng ngon
-
Lỡ nấu ăn bị mặn đừng vội thêm nước: Cho thứ này là giải quyết được ngay