6 dấu hiệu rõ ràng của một đứa trẻ hư, cha mẹ nên uốn nắn từ sớm

( PHUNUTODAY ) - Một đứa trẻ hư sẽ có những dấu hiệu rõ ràng này, cha mẹ cần biết để uốn nắn con cho sớm.

Bé thường xuyên giận dỗi, ăn vạ

Dù ở nhà hay nơi công cộng, chỉ cần cảm thấy không vừa lòng, con lập tức lầm lì, giận dỗi. Thậm chí có những hành động ăn vạ như gào khóc, đập phá đồ, ném đồ, đánh trả người lớn...

Nhiều bố mẹ chiều con, thấy chúng khóc nhè thì cố gắng dỗ dành. Tuy nhiên hành động này của người lớn là sai trái. Con sẽ hiểu rằng chỉ cần mình làm thế, bố mẹ sẽ phải tuân thủ theo ý mình.

Vì vậy người lớn cần nghiêm khắc giải thích, răn đe con ngay lập tức. Đôi khi chúng ta cũng cần phớt lờ hành động của trẻ, để mặc con khóc bù lu bù loa thế nào. Chỉ cần vài lần không được đáp ứng nguyện vọng, con sẽ thay đổi và không còn như thế nữa.

Đối phó với những công việc nhà đơn giản

Bố mẹ nên giúp con trở nên độc lập. Khi 3 tuổi, trẻ có thể nhặt đồ chơi; 5 tuổi có thể giúp đỡ công việc nhỏ. Năm 10 tuổi, trẻ gọt được vỏ khoai tây, giúp gia đình làm bữa tối. Nếu tất cả nỗ lực lôi kéo trẻ vào công việc gia đình đều thất bại vì trẻ không muốn, không thể hoặc không muốn học cách làm và bố mẹ chấp nhận hành vi đó, nó sẽ khiến trẻ sinh hư.

Theo một số thống kê, trẻ em hiện đại ở độ tuổi 3-12 dành khoảng 3 tiếng mỗi tuần để hỗ trợ các công việc gia đình và không dưới 14 tiếng mỗi tuần ngồi trước máy tính. Nhưng nếu đứa trẻ không có bất kỳ trách nhiệm gì, làm sao chúng có thể đối phó với những công việc khi trưởng thành?

Nói chuyện với bố mẹ như với bạn bè cùng trang lứa

Đứa trẻ hư hỏng không phải lỗi của chúng mà là của phụ huynh. Bạn đã thất bại trong việc thiết lập ranh giới, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt và không đưa ra bất kỳ định hướng nào trong cuộc sống. Kết quả là đứa trẻ không cảm thấy uy quyền của bạn. Chúng tin rằng mình có vị trí ngang bằng bạn trong gia đình, thậm chí có thể cao hơn nên hành động một cách thiếu tôn trọng và tự phụ.

Con tự ý lấy đồ vật mà không xin phép

Nhiều trẻ có thói quen tò mò, tùy tiện lấy đồ của người khác nghịch ngợm, khiến cho các ông bố, bà mẹ rất phiền lòng. Đó có thể là thỏi son của mẹ, điện thoại của bố, sách vở của anh chị...

Nếu cứ để vậy, bé sẽ dần dần hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh. Lớn lên, con sẽ trở thành 1 đứa trẻ bất trị, sống không có tôn ti trật tự, coi thường kỷ luật, nội quy tập thể. Nghiêm trọng hơn trẻ sẽ vi phạm pháp luật, vướng vào vòng lao lý.

Muốn dạy con trong trường hợp này, người lớn phải dạy cho chúng về quyền sở hữu. Món đồ gì thuộc quyền sở hữu của trẻ thì chúng hoàn toàn có quyền sử dụng, có thể đem đi cho người khác mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ, và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc món đồ đó bị hư hỏng hay thất lạc. Khi muốn sử dụng đồ của trẻ thì bố mẹ cũng phải hỏi ý kiến. Ngược lại, những món đồ nào thuộc quyền sở hữu của người khác thì trẻ không được đụng tới khi chưa có sự đồng ý. Dạy trẻ hiểu rằng, đồ đạc của ai người đó sử dụng và không động chạm vào đồ của người khác.

Ngoài ra bố mẹ nên chỉ cho con thấy tùy tiện dùng đồ của người khác là xấu. Bố mẹ có thể làm gương và nên dùng hình phạt nghiêm khắc nếu con tái phạm.

Muốn chiếm hết thời gian rảnh của bố mẹ

Một đứa trẻ hư sẽ phụ thuộc nhiều vào các thành viên trong gia đình, là trung tâm của gia đình, bố mẹ trở thành nguồn hạnh phúc của chúng.

Bạn cần quan tâm đầy đủ đến trẻ nhưng nên cho chúng hiểu rằng bạn cũng có những nhu cầu riêng. Cuộc sống gia đình chỉ xoay quanh những mong muốn của một đứa trẻ thì đó chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy bạn đang làm hư chúng.

Không hiểu giá trị của đồng tiền

Đứa trẻ nên hiểu rằng tiền không xuất hiện ở bất cứ đâu và bố mẹ phải làm việc rất chăm chỉ để có được nó. Nếu không, trẻ sẽ sinh hư, nghĩ rằng tiền dễ kiếm và bố mẹ cần đáp ứng mọi mong muốn của chúng.

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ hư ít có khả năng độc lập về tài chính và có nguy cơ mắc nợ cao hơn khi lớn lên. Chúng đã quen với thực tế những gì mong muốn đều thành sự thật mà không cần đến nỗ lực. Khi lớn lên, chúng sẽ vay tiền để thực hiện mong muốn mà không nghĩ trước cách trả nợ.

Tác giả: Thạch Thảo