Uống nước cam khi ăn hải sản
Đa số các loại hải sản đều có chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường thì chúng không gây hại cho cơ thể nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại.
Asen pentavenlent khi đi vào cơ thể kết hợp với vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín. Chúng gây ngộ độc cấp tính, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
Uống nước cam sau khi ăn no
Uống nước cam sau khi vừa ăn no cũng là một sai lầm. Việc này khiến cho dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn uống nước cam sau khi ăn no sẽ khiến chức năng của dạ dày thêm mệt mỏi, dễ mắc chứng khó tiêu.
Uống nước cam trước khi ngủ
Nước cam có đặc tính lợi tiểu, uống buổi tối có thể khiến bạn dậy tiểu đêm, dễ gây mất ngủ. Bên cạnh đó, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.
Uống nước cam và uống sữa gần nhau
Uống sữa và nước cam gần nhau sẽ khiến cho thành phần protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây nên tình trạng tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, đầy bụng,…
Uống nước cam khi uống thuốc
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nước cam có chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuống chống ung thư, huyết áp. Từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Không chỉ vậy, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Chính vì vậy mà khi đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì bạn không nên uống nước cam.
Uống nước cam khi đói bụng
Vì nước cam có nhiều vitamin C nên uống khi đói có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến bụng dạ thêm cồn cào, đói hơn. Ngoài ra cũng dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng cho bạn.
Uống nước cam khi ăn củ cải
Nếu ăn củ cải mà uống nước cam thì các flavonoid trong cam sẽ phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, dễ gây bướu cổ.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Không phải nước cam hay chanh, nước ép của quả này có hơn 300% lượng vitamin C cần mỗi ngày
-
Có nên ăn trứng, uống nước cam sau khi tiêm phòng Covid-19?
-
5 sai lầm khi uống nước cam rút ngắn tuổi thọ của bạn
-
6 sai lầm tai hại nhất khi uống nước cam, nhiều người biết mà vẫn mắc phải
-
Nước cam rất bổ nhưng lại là ‘khắc tinh’ của 7 nhóm người này