5 sai lầm khi uống nước cam rút ngắn tuổi thọ của bạn

19:26, Thứ tư 30/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Khi uống nước cam cần tránh xa những sai lầm dưới đây, kẻo rước bệnh vào người hối hận không kịp.

Không uống khi bị viêm loét dạ dày

Nước cam giàu vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam. Bởi vì, nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Chính vì vậy, bạn không nên uống nước cam khi đang có bệnh về đường tiêu hóa.

Không uống nước cam buổi tối

Một trong những khung giờ bạn không nên uống nước cam là uống vào buổi tối. Bởi nước cam khi uống vào buổi tối vừa gây lợi tiểu, dẫn tới đi tiểu đêm làm mất ngủ. Thêm vào đó, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam sẽ làm cho tuyến nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng của bạn.

Sai lầm khi uống nước cam

Sai lầm khi uống nước cam

Không uống nước cam khi đói bụng

Nước cam rất giàu vitamin C nhưng nếu bạn uống lúc đói thì sẽ gây nên hiện tượng viêm loét dạ dày, tá tràng không tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, khi bạn uống nước cam lúc đói dễ gây cồn cào ruột gan đói bụng nhiều hơn.

Không uống cùng sữa

Trong sữa có chứa nhiều protein nên sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy, bạn không nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Uống nước cam sai cách gây bệnh cho bạn

Uống nước cam sai cách gây bệnh cho bạn

Không uống cùng thuốc kháng sinh

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc khiến cho bệnh tình của bạn càng thêm tăng nặng. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn.

Đồng thời, nếu bạn uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Min Min