Giảm lượng natri nạp vào
Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữ việc tăng huyết áp với sự dư thừa lượng natri (thành phần chính của muối) nạp vào cơ thể. Natri cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.
Chỉ cần giảm một lượng nhỏ natri nạp vào cơ thể hàng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa nguy mắc bệnh tăng huyết áp.
Tác động của việc hấp thụ natri đối với mõi người là khác nhau nhưng nhìn chung chúng ta vẫn nên hạn chế tiêu thụ nhiều muối. Người bình thường không nên ăn quá 2.300 mg muối/ngày.
Tăng lượng kali nạp vào cơ thể
Kali là một chất cần thiết cho những người bị huyết áp cao. Kali giúp loại bỏ natri dư thừa và giảm áp lực lên mạch máu.
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều natri nên bạn cần cắt giảm chúng trong thực đơn. Để cân bằng natri - kali, hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali như dưa, chuối, bơ, cam, sữa, sữa chua, cá ngừ, cá hồi...
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là thói quen tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi người tập thể dục thường xuyên từ 30-45 phút/ngày có cơ thể dẻo dai, găn ngừa nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Điều này càng cần thiết với những người bị cao huyết áp.
Vận động hợp lý sẽ giúp tim khỏe hơn, bơm máu hiệu quả hơn và giảm áp lực lên các động mạch.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá
Sử dụng thuốc lá, rượu bia đều có thể làm tăng huyết áp. nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống rượu có thể góp phần gây ra 16% các trường hợp tăng huyết áp trên toàn cầu. Cả rượu và thuốc lá đều làm tăng huyết áp tạm thời và tác động xấu tới mạch máu.
Cắt giảm carb tinh chế
Các nghiên cứu gần đây cho thấy carb tinh chế và đường bổ sung trong thực phẩm có thể làm tăng huyết áp. Giảm ăn hai loại thực phẩm này có thể giúp kiểm soát huyết áp một cách tự nhiên.
Thực phẩm chứa nhiều carb như bánh mì và đường trắng nhanh chóng chuyển thành đường trong máu và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
Những người có mức huyết áp cao nên cắt giảm carb và đường trong chế độ ăn uống. Hãy sử dụng ngũ cốc nguyên cám thay cho bột mì tinh chế, dùng đường thốt nốt hoặc mật ong thay cho đường trắng.