Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, chia sẻ: bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng khó thở, nằm sấp giúp tăng quá trình trao đổi oxy ở phổi, dễ thở hơn.
Lưu ý: Với những người phụ nữ đang mang thai thì nên tránh nằm sấp. Ngoài ra, những người có huyết khối tĩnh mạch sâu, mắc tim mạch và các vấn đề về cột sống hoặc gãy xương cũng không nên áp dụng tư thế nằm này.
Dưới đây là trình tự 6 tư thế nằm sấp giúp bệnh nhân dễ thở hơn, cải thiện nồng độ oxy trong máu:
Tư thế 1: Nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút - hai giờ, mặt xoay nghiêng tựa lên gối. Sử dụng ba chiếc gối để kê ở ba điểm như hình.
Tư thế 2: Sau đó chuyển sang tư thế nằm bên phải trong 30 phút, không sử dụng gối.
Tư thế 3: Chuyển sang tư thế nửa nằm, nửa ngồi, nâng người khoảng 60 độ kê gối trên đầu, duy trì tư thế trong 30 phút.
Tư thế 4: Sau đó quay lại nằm nghiêng bên trái trong 30 phút, không kê gối.
Tư thế 5: Chuyển sang tư thế nằm sấp và co một chân. Xoay mặt sang một bên, một tay đặt lên gối, một chân kê lên gối.
Tư thế 6: Đổi ngược tư thế nằm sấp như ban đầu trong 30 phút. Thời gian điều chỉnh các tư thế có thể dao động từ 30 phút đến hai tiếng.
Bên cạnh đó, những F0 được điều trị tại nhà vẫn cần đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng, oxy ... để sức khỏe có thể cải thiện được tốt hơn. Người nhà nên thường xuyên theo dõi bệnh nhân để có những hướng xử lý tích cực kịp thời nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo phòng dịch người nhà cần khử khuẩn thường xuyên theo công thức sau:
Bước 1: Lau bề mặt bằng chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt chất bẩn;
Bước 2: Lau khử khuẩn với dung dịch clo 1% sau đó để khô;
Bước 3: Lau lại bằng nước sạch để tránh hóa chất tồn dư.
Gia đình có người cách ly tại nhà, cần đảm bảo khử khuẩn các vị trí như nền nhà, tường, bàn ghế, đồ đạc cần vệ sinh ít nhất một lần mỗi ngày. Tại các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút nhấn nước bồn cầu... khử khuẩn ít nhất 4 lần một ngày.
Tác giả: Min Min
-
4 điều nên ghi nhớ sau tiêm vaccine Covid -19 ai cũng nên biết
-
20 bệnh lý nền và 11 dấu hiệu bệnh tăng nặng cần lưu ý đối với bệnh nhân mắc Covid-19
-
6 thực phẩm có vị đắng rất tốt cho sức khỏe, khiến hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru nhịp nhàng
-
F0 mất khứu giác, vị giác có phải dấu hiệu bệnh trở nặng, cần làm gì? Hãy nghe BS giải đáp
-
4 câu hỏi phân loại nguy cơ dị ứng với vắc xin Covid-19: Người có nguy cơ cao cần làm gì để an toàn?