1. Không thiết lập giờ giấc sinh hoạt cho trẻ
Rất nhiều bố mẹ không thiết lập thời gian sinh hoạt cụ thể cho trẻ mà thường phải "chạy" theo trẻ, có nghĩa là để chúng tự ý sinh hoạt theo giờ giấc của bản thân. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm.
Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì bố mẹ sẽ khó có thể điều chỉnh, thay đổi và uốn nắn cho trẻ cho đúng. Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ và tuân theo đúng lịch trình cố định là điều cần thiết, giúp trẻ hình thành thói quen, sinh hoạt đúng giờ giấc và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, giảm nhẹ sự vất vả của bố mẹ khi chăm sóc con.
2. Ít cho trẻ vận động
Trẻ em cũng giống như người lớn vậy, nếu ban ngày vận động liên tục sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn và càng dễ đi vào giấc ngủ ban đêm dễ dàng. Chính vì vậy, ban ngày, bạn hãy cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi với con trong nhà nhiều nhất có thể, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi đứa trẻ.
Không cần phải đến mức quá cầu kì như chơi hoạt động phải như thế này hay như thế kia, mà đôi khi chỉ cần nói chuyện và hát cùng trẻ hoặc đi ra ngoài để tận hưởng không khí ngoài trời cũng có thể khiến trẻ tiêu hao nhiều sức lực hơn và sẵn sàng chìm sâu vào giấc ngủ.
3. Không dạy bé học cách tự chìm vào giấc ngủ
Thông thường, các phụ huynh có thói quen đung đưa, lắc lư hoặc mát-xa nhẹ nhàng cho bé để giúp thư giãn và giúp chúng hiểu rằng đã đến giờ cần phải đi ngủ. Theo các chuyên gia, tốt hơn hết là bạn nên bỏ dần các hành động này và để trẻ tự chìm vào giấc ngủ mà không cần tới bố mẹ.
Khi mới bắt đầu, trẻ sẽ có vẻ khó ngủ hoặc phát ra những âm thanh khó chịu. Và điều bạn cần làm lúc này là để yên cho trẻ tự do làm những gì chúng muốn, đến khi tự chìm vào giấc ngủ. Đôi khi trẻ cần phải trải qua các giai đoạn khác nhau để có thể chìm sâu vào giấc ngủ, vì vậy mà bạn không nên tới gần để kiểm tra bé ngủ hay chưa, điều này có thể khiến chúng bị tỉnh giấc. Không chỉ vậy, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ có cha mẹ kiên nhẫn chờ đợi chúng đi vào giấc ngủ sẽ trở thành những đứa trẻ giàu tính tự lập trong tương lai.
4. Không nhận ra dấu hiệu trẻ buồn ngủ
Có nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ như cau mày, nắm chặt tay, nhìn chằm chằm vào không gian hoặc dụi mắt, sờ tai. Khi nhận thấy con có những biểu hiện này thì có nghĩa là đã đến lúc chúng phải đi ngủ, nếu không trẻ rất dễ quấy khóc. Thế nhưng, đôi khi nhiều cha mẹ lại không nhận ra, lúc trẻ buồn ngủ thì dỗ mà cứ dỗ, ru trẻ ngủ lúc chúng không buồn ngủ và khiến trẻ khó chịu.
5. Chặn mọi tiếng ồn
Nhiều cha mẹ khi thấy con ngủ thường sẽ cố gắng tạo ra tiếng động, đảm bảo hoàn toàn yên tĩnh cho con ngủ ngon. Nhưng nhiều khi việc, loại bỏ tất cả tiếng ồn xung quanh trẻ không hẳn là cách hay. Nếu chỉ ngủ được trong một môi trường tĩnh lặng không có bất kì tiếng ồn nào, trẻ sẽ trở nên khó ngủ hơn khi bất ngờ có tiếng động nào đó dù là nhỏ nhất và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc ngủ của trẻ trong tương lai. Vì vậy, thay vì để không gian hoàn toan yên tĩnh, bạn nên bật những bản nhạc êm dịu bằng tiếng nước ngoài, điều này không chỉ giúp trẻ dễ ngủ hơn mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng ngoại ngữ khi lớn lên.
6. Cho trẻ ngủ trong phòng có ánh sáng mạnh
Một số cha mẹ cho rằng khi trẻ ngủ thì nên đặt bé vào phòng có ánh sáng nhẹ để trẻ học được cách phân biệt giữa ngày và đêm. Nhưng trên thực tế, đây lại là 1 quan niệm sai lầm. Bạn nên để đặt trẻ ngủ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nếu có thể tốt hơn là trong phòng tối. Bóng tối vừa có tác dụng giúp trẻ thư giãn, vừa thúc đẩy sản xuất melatonin - một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ rất tốt.
7. Ngủ chung giường với con
Một số cha mẹ chọn ngủ chung giường với con cái. Tuy nhiên, cách làm này lâu dần sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc và khó ngủ khi bị tách riêng. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngủ chung giường có thể làm tăng nguy cơ SIDS - hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác.
Tác giả: Minh Hằng
-
''Người ngủ 3 giấc, mạng mỏng hơn giấy'': Có 3 loại giấc ngủ đoạt mạng bạn, nhớ khẩn cấp đề phòng
-
Những loại quả 'cấm kỵ' ăn trước khi ngủ, dễ 'hỏng nội tạng', tổn thọ
-
Có nên dán băng dính vào miệng khi ngủ để hạn chế ngáy ngủ? Câu trả lời của chuyên gia gây bất ngờ
-
5 mẹo phong thủy phòng ngủ trẻ em giúp trẻ hay ăn chóng lớn
-
Trẻ đi ngủ sớm và muộn có sự khác biệt khi lớn lên: Không chỉ thấp còi mà còn giảm IQ đáng kể