Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường.
Nơi tiết ra hormone tăng trưởng chủ yếu là tuyến yên của con người, có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tổng hợp protein và ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển hóa chất khoáng và chất béo trong cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng chỉ cần ngủ đủ 7- 8 tiếng một ngày mà không để ý đến thời gian ngủ của con. Trong trường hợp bình thường, trẻ nên đi ngủ trước 10 giờ tối vì từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là khung giờ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Có 5 sự khác biệt lớn giữa trẻ thường xuyên đi ngủ sớm và trẻ thức khuya khi lớn lên, cha mẹ nên chú ý:
1. Trẻ thức khuya gây hại cho tim
Đối với người lớn, thiếu ngủ có thể khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy. Trẻ nhỏ cũng chịu tác động không kém khi không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài.
Trẻ thiếu ngủ thường có phản ứng căng thẳng quá mức, đặc biệt là dưới 3 tuổi. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc vì thiếu ngủ. Tình trạng thay đổi tâm trạng quá mức sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, tạo thành nguy cơ mắc bệnh về tim mạch nếu diễn ra thường xuyên.
Vì vậy, bố mẹ muốn con trẻ lớn lên khỏe mạnh thì cần phải đảm bảo con ngủ đủ giấc vào ban đêm.
2. Trẻ ngủ muộn sẽ chậm phát triển trí não và chiều cao
Qua quan sát tình hình giấc ngủ của trẻ, giai đoạn từ 21 giờ đến 24 giờ đêm là thời điểm trẻ bước vào giấc ngủ sâu, đồng thời cũng là giai đoạn tiết hormone tăng trưởng quan trọng. Trẻ ngủ ngon giấc trong giai đoạn này có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể về mọi mặt. Hormone tăng trưởng do trẻ tiết ra khi ngủ sâu chiếm khoảng 70%.
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí thức khuya thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng đến não bộ và chiều cao của trẻ. Một nghiên cứu của Anh cũng khẳng định rằng việc trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, làm giảm khả năng phản xạ, đọc hiểu và số học.
Theo đó, Viện nghiên cứu Stanford đã tiến hành một thí nghiệm tương tự trên 8.000 trẻ em và phát hiện ra rằng thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya có thể dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học hỏi thông tin mới.
Không chỉ thế, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ ngủ muộn không thích chơi với những đứa trẻ khác, tương đối sống nội tâm và cô đơn. Trái lại trẻ ngủ sớm thường có tính cách năng động, vui vẻ và hòa đồng hơn.
3. Trẻ ngủ muộn khiến hệ miễn dịch suy giảm
Người lớn thức khuya thì cơ thể mệt mỏi, mặt nổi mụn, mắt có quầng thâm, khả năng miễn dịch suy giảm. Tương tự, việc thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ, đặc biệt là khi khả năng miễn dịch và khả năng điều chỉnh của cơ thể trẻ cũng kém hơn.
Trong khi đó, trẻ đi ngủ sớm có nhiều thời gian nghỉ ngơi nên sức đề kháng cũng tốt hơn hẳn. Từ những sự khác biệt trên có thể thấy việc ngủ sớm rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, do đó, cha mẹ cần phải xây dựng cho trẻ thói quen ngủ sớm, dậy sớm.
4. Khoảng cách lớn về thể lực
Trong khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể con người cũng hoạt động với công suất thấp, vì vậy một giấc ngủ ngon có thể giúp các cơ nghỉ ngơi, thư giãn. Khi trẻ đi ngủ muộn và các cơ quan còn đang phát triển không được nghỉ ngơi tốt thì thể chất của trẻ sẽ xấu đi. Nếu trẻ nghịch điện thoại trước khi đi ngủ thì việc nhìn vào màn hình trong phòng tối lại càng hại mắt hơn.
5. Trí nhớ
Trẻ đi ngủ muộn chắc chắn sẽ thiếu tập trung và buồn ngủ vào ban ngày. Lúc này não bộ đờ đẫn và không thể ghi nhớ tốt. Trí nhớ suy giảm sẽ làm giảm hiệu quả học tập của trẻ, dẫn đến kết quả học tập kém. Trẻ đi ngủ sớm sẽ tỉnh táo thoải mái vào ngày hôm sau, tiếp thu.
Thói quen thức khuya của cha mẹ sẽ khiến trẻ ngủ muộn. Vì vậy, khi đã biết khoảng cách bé ngủ sớm ngủ muộn, mẹ nên hình thành thói cho con thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm.
Từ 9 giờ tối, mẹ có thể tắt đèn và tắt TV, người lớn nên dừng trò chuyện. Nếu bố mẹ chưa buồn ngủ có thể ra khỏi phòng làm việc riêng, không làm phiền trẻ. Một giờ trước khi đi ngủ, tốt nhất không cho trẻ tiếp xúc với ti vi, máy vi tính, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác, vì chúng dễ dàng kích thích não bộ của trẻ, gây hưng phấn và khó đi vào giấc ngủ. Bố mẹ cần nghiêm túc dành nhiều thời gian hơn để hình thành thói quen ngủ sớm cho con. Cố gắng hình thành một khuôn mẫu cố định, chẳng hạn như kể chuyện trước khi đi ngủ cho trẻ nghe, nghe nhạc nhẹ nhàng, xoa dịu cảm xúc của trẻ, tạo môi trường yên tĩnh và bình yên trước giờ đi ngủ cho trẻ.