Cá chép
Cá chép nổi tiếng lành tính và giàu dinh dưỡng, thường được những mẹ bầu dùng đề tẩm bổ.
Trong Đông y cho rằng, cá chép có vị ngọt, có tính bình, hàm lượng protein và vitamin dồi dào, có tác dụng trị ho, hen suyễn, thông sữa, lợi tiểu tiêu phù, tạo thèm ăn và tốt cho tiêu hóa.
Với những người đang mắc chứng ứ tích nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, vàng da, bí tiểu, thai nghén phù thũng nên bổ sung món cá chép vào thực đơn.
Cá cấn
Cá cấn thuộc dạng cá đồng, sống theo đàn thường có nhiều ở các vùng quê, được bán rất rẻ. Trong cá cấn chứa protein, canxi, kali, magiê, selen chất béo, và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.
Không chỉ có vậy, thịt cá cấn ăn rất mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa kém. Đặc biệt là loại cá này còn có tác dụng bổ sung máu, tốt cho dạ dày.
Cá trích
Cá trích là một loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Cá trích thường có tập tính di cư thành đàn lớn.
Đây là loại cá ăn rất lành và ít tanh. Đặc biệt trong cá trích rất Omega-3 thường được biết tới là dạng axit béo sản xuất ra DHA, một chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não, tăng cường sức khỏe của não bộ, tốt cho tim mạch và giúp điều chỉnh huyết áp.
Ngoài ra cá trích còn là thực phâm cung cấp vitamin D rất tốt cho cơ thể.
Cá mè hoa
Cá mè hoa là loại cá dân dã rẻ tiền nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt cá mè chứa 15,3g đạm; 2,2g mỡ; 82mg canxi; 18mg photpho; 0,8mg sắt; 229mg kali, 4,7g carbohydrate và các vitamin B1, B2; 2,8mg axit Nicotinic; 2,65mg vitamin E.
Theo y học cổ truyền, cá mè hoa tính ôn, vị ngọt, rất tốt cho người mắc chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, cao huyết áp, suy thận, đau lưng, đau khớp, gân cốt yếu, tiêu hóa kém, tứ chi phù, tì vị suy hàn.
Cá rô phi
Cá rô phi là 1 trong những loại cá quen thuộc, giàu dinh dưỡng, trong cá rô phi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Axit béo omega-3, protein, vitamin B6, vitamin B12, selen, phốt pho, kali, niacin và axit pantothenic.
Điều đặc biệt nhất loại cá này chứa nhiều protein nhưng lại ít calo và chất béo, mức thủy ngân thấp nhất trong các loài cá.
Cứ 100 g cá rô phi chứa 26 g protein và chỉ chứa 2 g chất béo. Nên đây là loại cá phù hợp với trẻ em trên hai tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Cá trắm cỏ
Là loại cá bình dân rẻ tiền, nhưng cá trắm cỏ rất giàu vitamin nhóm B (như B1, B2), niacin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… có tác dụng làm ấm dạ dày, bình gan.
Các món ăn được chế biến từ cá trắm cỏ người bị mỡ máu cao, trẻ em phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, sản phụ ít sữa…
Ngoài ra, loại cá này có tác dụng sáng mắt, nên người thể lực yếu, mất cảm giác ngon miệng càng nên bổ sung loại cá này.
Cá chim
Cá chim và đặc biệt là cá chim trắng rất ngon và giàu dinh dưỡng. Trong 100g thịt cá chứa 75,2g nước, 19,4g protein, 185mg photpho, 0,6mg sắt, 145mg natri, 263mg kali, 27mg vitamin A, 2mg vitamin PP, 1mg vitamin C, các vitamin B1, B2, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi, … cung cấp được 126kcal.
Không chỉ thế, cá chim cũng giàu omega – 3 và protein có lợi cho sức khỏe.
Cá nục
Cá nục không chỉ chứa nhiều chất bổ, thành phần omega – 3 có trong cá nục có tác dụng trị đau khớp và làm giảm viêm nhiễm và đau khớp.
Nhưng, trong cá nục lại chứa rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp so với các loại thịt khác nên có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu ăn thường xuyên.
Tác giả: Thạch Thảo
-
5 thời điểm các cặp đôi cần kiềm chế "chuyện ấy", kẻo chị em viêm nhiễm quanh năm không khỏi
-
4 nên và 3 tránh khi uống cà phê để lợi đủ đường, ít bệnh tật, sống thọ
-
5 thực phẩm sát thủ của dạ dày, nhất là loại thứ 3 nhiều người yêu thích
-
Ăn nhiều 7 loại thực phẩm bổ não này, sau tuổi 50 trí tuệ vẫn minh mẫn
-
4 loại lá càng dùng cơ thể càng thơm ngát: Phụ nữ không cần nước hoa vẫn diệt mùi hiệu quả