Lá tía tô hỗ trợ điều trị 9 căn bệnh
Trị nổi mề đay, mẩm ngứa
Lá tía tô có nhiều thành phần dinh dưỡng như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid… giúp ức chế sản xuất histamin, từ đó mang lại tác dụng làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Để trị nổi mề đay, mẩn ngứa, bạn có thể ép lá tía tô lấy nước cốt để uống, phần bã đắp vào chỗ nổi mẩn ngứa. Sau một thời gian, tình trạng ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.
Tốt cho dạ dày
Lá tía tô chứa flavonoid giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày, bao gồm cả triệu chứng đầy hơi, buồn nôn... Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu.
Chữa cảm lạnh
Lá tía tô là bài thuốc trị cảm lạnh thông thường đã được sử dụng từ xa xưa. Người ta thường dùng là tía tô để đun nước uống giúp giải cảm hoặc kết hợp lá tía tô với kinh giới, hương nhu, sả, lá tre... để nấu nước xông.
Ngoài ra, ăn cháo tía tô khi còn nóng cũng giúp cơ thể toát mồ hôi, chữa cảm mạo, cảm lạnh.
Trị đau bụng đi ngoài, nôn mửa
Sử dụng lá tía tô giã lấy nước cốt để uống giúp trị hiện tượng đau bụng đi ngoài hoặc nôn mửa do các loại thức ăn.
Ngừa sâu răng
Lá tía tô có chứa chất luteolin, giúp giảm nguy cơ sâu răng. Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong miệng.
Trị cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi
120 gram hạt tía tô, 8 gram vỏ quýt, 10 gram cam thảo, 3 lát gừng tươi sắc lấy nước. Uống khi còn ấm, ngày uống 1 lần.
Chữa ho
Lấy cành lá tía tô và một đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy khoảng 1 chén nước để uống giúp trị ho.
Giảm cholesterol, ngừa bệnh tim mạch
Thường xuyên uống nước lá tía tô giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể sẽ gây ra bệnh gout. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này thường là do lạm dụng rượu bia và chế độ ăn thừa chất đạm. Uống nước lá tía tô thường xuyên giúp giảm lượng enzyme xanithin oxidase - chất được cho là nguyên nhân sản sinh axit uric trong máu. Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn khi mắc bệnh gout, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, bớt đau đớn.
Lưu ý khi dùng lá tía tô
Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền) cho biết, trong Đông y, lá tía tô còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh; có tác dụng trị cảm mạo, ho, sốt.
Tuy nhiên, chúng ta cần tránh lạm dụng lá tía tô vì có thể gây bệnh cao huyết áp, làm tổn hại hệ tim mạch. Uống nhiều nước lá tía tô có thể gây đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, mỗi người chỉ nên dùng từ 3-4 ly nước lá tía tô và chia nhỏ thành nhiều lần uống.
Phụ nữ mang thai không nên uống nước lá tía tô thường xuyên.
Những người cơ địa dị ứng với lá tía tô không nên sử dụng loại thực phẩm này để tránh biến chứng nguy hiểm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Củ cải trắng có lợi ích gì mà nhiều người "nghiện ăn" hằng ngày?
-
8 lợi ích của hành lá khiến bạn muốn ăn chúng mỗi ngày
-
5 thói quen vào buổi sáng làm tăng nguy cơ nhồi máu não, muốn khỏe mạnh thì nên từ bỏ
-
9 loại rau quả không chua nhưng giàu vitamin C bậc nhất, có loại gấp 6 lần chanh, cực tốt cho cơ thể
-
5 việc làm trước khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cần bỏ ngay