Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể khiến người bệnh bị tàn tật hoặc nghiêm trọng hơn nó có thể gây tắc mạch phổi và tử vong. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều hơn những thực phẩm giúp loại bỏ huyết khối.
Đậu bắp
Đậu bắp chứa nhiều galactan và đường fructose, có tác dụng chữa viêm, nuôi dưỡng dạ dày và bảo vệ da. Thực phẩm này cũng giàu canxi, sắt và nhiều loại chất dinh dưỡng, có thể bảo vệ mạch máu ở mức độ lớn nhất.
Chất xơ hòa tan có lợi cho cơ thể, giúp thông mạch máu, tống các tạp chất ra ngoài, giảm hàm lượng chất béo trong mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối.
Quả óc chó
Quả óc chó khô có chứa 85% dầu. Tuy mạch máu sợ dầu nhưng dầu chứa trong quả óc chó có tác dụng chống oxy hóa và có thể bảo vệ mạch máu.
Bên cạnh đó, nhân quả óc chó cũng rất giàu vitamin E và chất chống oxy hóa phenolic, có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch và hình thành huyết khối.
Mộc nhĩ
Đây là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng và dược tính tương đối cao, có tính hấp thụ mạnh, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thường xuyên ăn mộc nhĩ sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Trong mộc nhĩ có chất keo nhầy có thể kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và đẩy chúng ra ngoài cơ thể, làm sạch ruột và dạ dày.
Không chỉ vậy, mộc nhĩ còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh nên có khả năng giảm cholesterol xấu, có tác dụng rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Vitamin K và các chất khoáng như canxi, magie có trong mộc nhĩ là những chất rất hữu hiệu trong việc giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch.
Dầu ô liu
Dầu ô liu rất giàu phenol có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông bằng cách giảm mức độ của một hợp chất thúc đẩy hình thành huyết khối.
Lựu
Đây là nguồn chất chống ô xy hóa tốt, đặc biệt là polyphenol, giúp điều chỉnh huyết áp. Bên cạnh đó, nước ép lựu ngăn ngừa tiểu cầu kết tập, nhờ đó ngăn cản quá trình đông máu và cả quá trình sinh huyết khối làm nghẽn mạch.
Tỏi
Một công dụng cực hữu ích của tỏi không thể không nhắc đến đó là khả năng ngăn ngừa cục máu đông. Tuy nhiên khi dùng tỏi bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào vì chúng có thể tương tác lẫn nhau.
Yến mạch
Không chỉ giàu chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm thiểu tích trữ các độc tố và chất cặn bã, yến mạch còn chứa một lượng lớn saponin, lecithin, axit linoleic và các chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, yến mạch giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đồng thời loại bỏ các chất tích tụ trên thành mạch máu, từ đó ngăn ngừa hình thành tắc động mạch và xơ vữa động mạch.
Hành tây
Bệnh nhân tim mạch ăn nhiều hành tây có thể giúp điều hòa khí, dạ dày, tán phong hàn, giãn mạch, giảm độ nhớt của máu, tăng lưu lượng máu mạch vành để ngăn ngừa hiệu quả của huyết khối.
Hành tây cũng chứa phytoncide giúp cơ thể tiêu diệt và chống ung thư, còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của dạ dày và tuyến tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, tăng cảm giác thèm ăn, tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Cà chua
Cà chua rất giàu lycopene có khả năng chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, cà chua cũng có nhiều loại khoáng chất và nguyên tố vi lượng, có thể loại bỏ các gốc tự do trong mạch máu ở mức độ nhất định, có tác dụng tốt trong việc tăng độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa huyết khối.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
1 hành động buổi sáng có thể gây tắc mạch máu, đột quỵ, nhiều người thường xuyên mắc sai lầm này
-
4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm, có 1 cũng cần phải cẩn trọng
-
Loại nước người Trung Quốc dùng để nấu cơm, người Nhật dùng để trộn cơm: Chống đột quỵ, bảo vệ tim
-
6 dấu hiệu của cơn xuất huyết não dẫn tới đột quỵ, xử lý sớm giúp bạn thoát khỏi "tử thần"
-
Buổi tối đi ngủ nhớ để 3 thứ ở đầu giường: Là bùa hộ mệnh, có thể cứu bạn trong tích tắc