Rau dền
Rau dền giàu dinh dưỡng và được xếp vào danh sách thực phẩm giàu sắt. Một chén rau dền khoảng 246g nấu chín chứa khoảng 5,2mg sắt. Loại rau này còn cung cấp protein thực vật và một lượng lớn carbs phức hợp, chất xơ, mangan, phốt phô, magie...
Khoai tây
Khoai tây chứa một lượng sắt đáng kể, chủ yếu tập trung ở phần vỏ. Bạn sẽ bất ngờ nếu biết rằng một củ khoai tây cỡ to có chứa lượng sắt cao gấp 3 lần so với 84 gram thịt bò. Ngoài ra, khoai tây cung cung cấp chất xơ, chứa 46% nhu cầu vitamin C, B6 và kali hàng ngày của con người.
Cải thìa
Một chén cải thìa luộc hoặc xào khoảng 246 gram có thể cung cấp 1,8mg sắt. Ngoài ra, nó còn chứa lượng vitamin A dồi dào. Lượng sắt trong cải thìa giúp tăng cường sức khỏe của xương và tim mạch.
Bông cải
Bông cải rất giàu vitamin K, magie, protein, canxix, crom, carbohydrate và các vitamin A, C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Một chén bông cải xanh nấu chín khoảng 246 gram có thể cung cấp 1mg sắt.
Rau chân vịt
Rau chân vịt cung cấp nhiều chất xơ, ít calo. Khoảng 100 gram rau chân vịt tươi có chứa 2,7mg sắt, đáp ứng được 15% lượng sắt mà cơ thể cần mỗi ngày.
Lưu ý, sắt trong rau chân vịt không phải là heme, không được hấp thụ tốt. Tuy nhiên, rau chân vị cũng chứa lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C có thể tăng đáng kể khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Các loại đậu
Các loại đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng trong đó có sắt. Một số loại đậu giàu dinh dưỡng mà chúng ta nên sử dụng thường xuyên là đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu gà, đậu trắng... Trong 100 gram dậu tránh có chứa 3,7mg sắt, đáp ứng 21% nhu cầu sắt/ngày.
Các loại đậu còn cung cấp folate, magie, kali dồi dào.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. 100 gram hạt bí ngô có thể cung cấp 8,8mg sắt, chiếm 49% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Ngoài ra, hạt bị ngô còn cung cấp nhiều vitamin K, mangan, magie.
Tiết lợn
Tiết lợn là món ăn bình dân và có giá trị dinh dưỡng cao. 100 gram tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg sắt. Đây là nguồn bổ sung sắt tự nhiên, trực tiếp giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, các bệnh tim mạch.
Lưu ý, chỉ ăn tiết lợn đã được nấu chín kỹ, không ăn tiết của con lợn bị ốm, bệnh, chết; không ăn tiết lợn sống...
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ được đánh giá là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể. Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 20 lần rau cần và gấp 7 lần thịt lợn. Nhờ lượng sắt dồi dào mà mộc nhĩ có công dụng dưỡng huyết, phòng thiếu máu.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn chứa nhiều protein, chất béo, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
8 món là 'cao thủ bơm máu' cho phụ nữ, giàu sắt hơn thịt bò: Ăn nhiều không lo thiếu máu hay lão hóa
-
Thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, đau mỏi vai gáy: Đừng bỏ qua 3 món canh bổ dưỡng dưới đây
-
6 loại thực phẩm là ‘mỏ sắt’: Người thiếu máu, suy dinh dưỡng nên ăn nhiều
-
Người thiếu máu, suy nhược ăn ngay 8 loại rau màu xanh đậm, nửa tháng sẽ thấy khác biệt, da dẻ hồng hào
-
5 thói quen giúp bơm máu lên não, giảm hẳn chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt