Tiểu đường là căn bệnh chuyển hóa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao.
Khi bị tiểu đường, bên cạnh việc dùng thuốc hoặc tiêm insulin kiểm soát đường thì việc ăn uống kiêng khem cũng cực kỳ quan trọng.
Bên cạnh không nên ăn đồ ngọt, người tiểu đường lưu ý không nên ăn 4 thực phẩm này. Dù không ngọt nhưng có thể khiến đường trong máu tăng vọt.
Gạo nếp
Gạo nếp là một loại lương thực rất phổ biến trong cuộc sống, được dùng để làm bánh, nấu xôi... món nào cũng đều ngon lành và được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu là một người có đường huyết cao thì bạn không nên ăn món này.
Mặc dù hầu hết các món ăn làm từ gạo nếp không ngọt, nhưng chúng vẫn làm tăng đường huyết vì có chứa lượng bột đường rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Khoai tây
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây là một loại rau củ, không có vị ngọt vì thế nó không liên quan gì đến chuyện tăng đường huyết nên cứ yên tâm ăn thật nhiều. Thực tế, khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khi vào cơ thể số tinh bột này sẽ chuyển hóa thành đường glucose và carbohydrate, những chất này sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể hàm lượng đường tăng quá cao trong máu.
Đồ chiên
Hương vị của các món đồ chiên rất tuyệt vời, cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất thích. Tuy nhiên, dinh dưỡng của loại thực phẩm đã chiên thường bị tổn hại nghiêm trọng. Không chỉ mất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất béo, lượng calo cũng rất cao.
Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường , bởi béo phì sẽ dẫn đến khả năng phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể thấp, khiến mạch máu xuất hiện mỡ, tốc độ lưu thông của mạch máu kém và dẫn đến tăng đường huyết.
Nội tạng động vật
Người bệnh tiểu đường không nên ăn nội tạng động vật... vì chúng có chứa lượng chất béo cao. Sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, không có lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu.
Những việc nên làm để kiểm soát đường trong máu
Tập thể dục thường xuyên
Kiểm soát lượng bột đường hấp thụ
Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả...
Uống đủ nước
Kiểm soát khẩu phần ăn
Chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp
Kiểm soát stress
Theo dõi mức đường huyết trong máu
Ngủ đủ giấc
Thực phẩm giàu crom và magiê.
Tác giả: Thạch Thảo
-
8 dấu hiệu trên môi cảnh báo vấn đề về sức khỏe, đừng bỏ qua dù chỉ là một đốm đen
-
BS Trương Hữu Khanh: 7 điều thai phụ phải nhớ để bảo vệ mình trước Covid-19, tránh biến chứng nặng nếu mắc bệnh
-
F0 ban đêm không sốt nhưng rất nhức đầu, uống paracetamol được không? Bác sĩ trả lời
-
Yếu tố gây tăng nặng cho bệnh nhân nhiễm Covid -19
-
4 triệu chứng ở vùng rốn cảnh báo sớm bạn đang mắc bệnh, nên đi khám càng sớm càng tốt