Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày
Khung giờ từ 10 giờ - 11 giờ 30
Rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng rằng uống cà phê vào sáng sớm trước 8 giờ sáng là tốt cho sức khỏe và giúp tỉnh táo để làm việc. Nhưng đây chính là một quan niệm sai lầm, bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoạt động ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao nên nếu uống cà phê ngay sẽ khiến đẩy mức căng thẳng lên cao hơn.
Khi bạn uống cà phế quá sớm sẽ khiến cho cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, choáng váng, bủn rủn chân tay, khó tập trung làm việc được.
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm uống cà phê tốt nhất là 10 - 11 giờ 30 sau khi đã ăn sáng. Đây là thời gian mà hormone căng thẳng thấp, uống cà phê vào sẽ bạn giúp tỉnh táo, tốt cho sức khỏe.
Uống cà phê sau ăn khoảng 30 phút
Rất ít người biết rằng cà phê có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa nên uống sau khi ăn 30 phút là tốt nhất. Không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng vô cùng hiệu quả.
Uống cà phê từ 13 giờ – 15 giờ chiều
Sau 13 giờ chiều thì hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống khiến bạn luôn bị buồn ngủ, đầu óc mơ hồ. Lúc này bạn hãy uống ngay 1 ly cà phê để giúp tỉnh táo trở lại. Bạn không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 - 2 cốc Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 - 2 cốc
Lưu ý, không nên uống cà phê sau 15 giờ vì uống muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ buổi tối.
Uống cà phê trước khi tập thể dục
Một cốc cà phê trước khi tập thể dục 30 phút sẽ giúp làm tăng quá trình trao đổi chất, và đốt cháy nhiều calo hơn, giúp cho việc luyện tập đạt kết quả tốt hơn.
Những kiểu người không nên uống cà phê
Người bị huyết áp cao: Theo các chuyên gia cảnh báo những người bị huyết áp cao nên ngừng uống cà phê càng sớm càng tốt vì caffeine trong cà phê làm tăng huyết áp.
Theo một nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng huyết áp liên quan đến tuổi tác ở những người đàn ông uống nhiều cà phê. Trong khi đó, nghiên cứu khác cho thấy uống nhiều cà phê ở những người chuyển hóa cà phê chậm gây tăng huyết áp.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản : Trong cà phê có chứa hàm lượng caffeine làm giãn cơ vòng thực quản dưới - van giữa thực quản và dạ dày, gây kích hoạt các triệu chứng trào ngược axit. Do đó, uống cà phê, sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Người bị chứng mất ngủ: Thành phần caffein có trong cà phê làm kích thích các tế bào thần kinh, nên có thể gây ra tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng chứng mất ngủ. Nếu không thể bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê, bạn nên chuyển sang thời điểm sớm hơn trong ngày và cắt giảm lượng cà phê nạp vào.
Người bị rối loạn lo âu, tim đập nhanh: Uống quá nhiều cà phê cũng dễ gây ra các triệu chứng lo lắng bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ. Do đó, nếu bạn thường xuyên trải qua lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn cần cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffein.
Tác giả: Min Min
-
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 quả bơ mỗi ngày?
-
Thời tiết mưa nắng thất thường thì phải làm gì tránh bị cảm lạnh?
-
Phụ nữ chăm sóc vùng kín nhớ tránh 3 việc cấm kỵ, nhiều người tưởng tốt mà hóa hại
-
6 thực phẩm giúp xương chắc khỏe mỗi ngày, nhất là loại thứ 2
-
6 thực phẩm có thể thay thế cơm trắng, giúp giảm cân dễ dàng, eo thon gọn mà không cần tập nhiều