Ăn gan lợn đúng cách rất tốt cho sức khỏe
Theo ThS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), nhiều người hiện nay vẫn nghĩ gan là cơ quan thải độc của cơ thể nên tồn dư nhiều chất độc hại, khi ăn vào cơ thể sẽ không tốt cho sức khỏe. Thực tế thì độc tố đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy, đào thải qua phân và nước tiểu ra khỏi cơ thể nên gan lợn có thể ăn bình thường, sẽ tốt cho sức khỏe nếu chế biến đúng cách.
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao bởi có nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương. Chưa hết, vitamin A có trong gan còn có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100g gan lợn chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt, 8.700 mcg vitamin A, vitamin B, D, axit folic, nicotilic…
Nhưng không vì thế mà lạm dụng, phải nắm đúng nguyên tắc khi ăn gan lợn
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng không ngại chỉ ra mặt xấu của món ăn này. Trong gan lợn chứa rất nhiều cholesterol và kim loại nặng. Mặc dù đây là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đừng quên tất cả thức ăn khi lợn ăn đều phải qua gan để giải độc. Trong quá trình thải độc, gan vô tình giữ lại nhiều chất độc hại tồn dư như chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, kim loại nặng…
Nếu ăn gan, những người già yếu hay mắc bệnh tim mạch sẽ dễ dàng nạp thêm chất độc hại vào cơ thể. Người bình thường khỏe mạnh cũng không nên ăn gan quá nhiều, phải cân nhắc số lượng ăn làm sao để cơ thể có khả năng đào thải độc tố tốt nhất.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với bé ăn dặm, có thể cho mỗi bữa ăn 30g gan. Trẻ em nên ăn 2 bữa gan/tuần, vừa giúp thải độc, tăng cường vitamin A, tăng chiều cao, chống thiếu máu, cân đối axit amin, bổ sung chất dinh dưỡng. Người lớn mỗi tuần ăn một bữa gan xào sẽ rất tốt. Đối với phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan và các sản phẩm từ gan bởi nó rất giàu vitamin A và có thể gây hại cho thai nhi, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, gan lợn cũng như nhiều loại gan động vật khác, không nên xào nấu lẫn với những loại rau củ giàu vitamin C như giá đỗ, rau cần, cà rốt, cải xoăn… vì vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải. Gan lợn có hàm lượng sắt, đồng cao, khi xào lẫn sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ quả này.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN GAN LỢN
Không nên ăn quá nhiều: Tiêu thụ lượng gan vừa phải rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên việc ăn quá nhiều lại gây hại, do gan rất nhiều cholesterol. Tốt nhất chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần gan/tháng (80g/khẩu phần). Bên cạnh đó, nên chọn gan tươi ngon của con vật khỏe mạnh. Chìa khóa để món gan ngon là hãy cho nhiều tỏi.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan và các sản phẩm từ gan bởi nó rất giàu vitamin A và có thể gây hại cho thai nhi, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng.
Không ăn gan lợn chưa qua chế biến: Do gan lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến nhưng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, tốt nhất phải xử lý thật kỹ trước khi ăn.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Tuyệt chiêu giữ dáng - dưỡng nhan của Hoa hậu Đặng Thu Thảo, tái xuất sau sinh khiến bao người MÒN CON MẮT
-
Bé 11 tuổi nôn ra máu ồ ạt không cầm được: Cha mẹ đưa con đi khám ngay khi bé đau phần bụng này
-
Sau vụ việc nữ tài xế lái BMW uống rượu trước khi tông xe liên hoàn: Cảnh báo về tác hại của rượu bia
-
Fan nhí của Chipu mặc váy tụt, nhảy "Đóa hoa hồng" cực yêu khiến cư dân mạng phát cuồng
-
Chỉ mặt 4 kiểu ăn sáng dễ gây ung thư, nhiều người vẫn thản nhiên làm theo mỗi ngày