Bé 11 tuổi nôn ra máu ồ ạt không cầm được: Cha mẹ đưa con đi khám ngay khi bé đau phần bụng này

( PHUNUTODAY ) - Khi cha mẹ thấy con đau vùng bụng này, đừng chủ quan hãy đưa bé tới bệnh viện khám ngay lập tức kẻo tới lúc hối hận thì quá muộn.

viem-tuy

Mới đây 1 cháu bé 11 tuổi đã nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần không tự cầm được.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp nặng, nguy cơ chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh nhi đã được can thiệp cấp cứu ngay sau đó. Sau 20 phút can thiệp với 5 coils ổ giả phình đã được loại bỏ hoàn toàn.

Bệnh nhi hết nôn máu, huyết động ổn, sau đó được chuyển về khoa Nhi tiếp tục điều trị tình trạng viêm tụy cấp.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp ở trẻ nhỏ thường là do di truyền, rối loạn chuyển hóa và siêu vi. Ngoài ra, chấn thương vùng bụng, sỏi mật cũng có thể gây viêm tụy.

Nếu viêm tụy ở thể cấp tính, bệnh rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ. Khi viêm tụy cấp tính, trẻ sẽ đau bụng và ói dữ dội (có thể sốt). Triệu chứng đau bụng, ói xảy ra đồng thời.

Những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ tăng dần. Nếu đau xuất hiện đột ngột, đó là một dấu hiệu thường gặp trong các trường hợp nặng. Nếu diễn tiến từ từ, bệnh có thể khởi đầu nhẹ.

Đau bụng khi viêm tụy cấp thường tập trung ở nửa bụng trên hoặc vùng bụng trên bên trái, có thể lan ra sau lưng; đau thường kéo dài trong vài ngày; cơn đau thường xuất hiện hoặc nặng hơn khi ăn và tăng lên khi nằm ngửa.

Bên cạnh triệu chứng đau, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng khác như: Buồn nôn (một số người có thể nôn ra ngoài nhưng sau đó vẫn không làm giảm cảm giác buồn nôn), sốt, ớn lạnh, hoặc cả hai, người mệt mỏi, bụng chướng và nhạy cảm khi chạm. Nhịp tim nhanh (có thể do đau hoặc sốt, cũng có thể do phản xạ bù trừ khi bệnh nhân bị xuất huyết nội).

Đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện 103, biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh nhân viêm tuỵ cấp là đau bụng, chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên. Bệnh nhân cũng có biểu hiện nôn và buồn nôn, thường xảy ra sau đau.

Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy bụng chướng nhẹ, phản ứng thành bụng, không có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm hoặc mất do liệt ruột, gõ đục vùng thấp (dịch tự do ổ bụng), các dấu hiệu của nguyên nhân như tắc mật…

Theo bác sĩ Tiến, khi thăm khám lâm sàng có thể đưa ra chẩn đoán viêm tụy cấp lên tới 70-80%. Tuy nhiên, việc điều trị ban đầu vẫn là nội khoa bằng thuốc, truyền dịch chứ không phải một dạng cấp cứu khẩn cấp như thủng, vỡ nội tạng.

Theo các chuyên gia, viêm tụy cấp có thể gây hoại tử các tạng xung quanh. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, viêm tụy cấp có thể diễn biến thành hoại tử tụy, thường hoại tử tụy ít khi khu trú mà lan rộng do hiện tượng tự tiêu của tuyến tụy dưới tác động của các men tiêu protein và lipid được hoạt tác ngay trong lòng tuyến tụy.

Tiếp theo đó sẽ dẫn đến chảy máu tụy, thậm chí gây hoại tử tụy các tạng xung quanh như hoại tử mạch mạc treo gây chảy máu trong ổ bụng, gây thủng tá tràng, đại tràng... muộn hơn sẽ biến chứng thành áp xe tụy. Bệnh nhân tử vong do chảy máu, sốc nhiễm khuẩn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link