Sau vụ việc nữ tài xế lái BMW uống rượu trước khi tông xe liên hoàn: Cảnh báo về tác hại của rượu bia

( PHUNUTODAY ) - Câu chuyện nữ tài xế lái BMW uống rượu trước khi tông xe liên hoàn ở Sài Gòn vừa qua đã gây chấn động dư luận. Nữ tài xế lái chiếc "xe điên" được biết là đã sử dụng vượt quá nồng độ cồn khi lái xe và gây tai nạn kinh hoàng...

Câu chuyện nữ tài xế lái BMW uống rượu trước khi tông xe liên hoàn ở Sài Gòn

Mấy ngày gần đây, câu chuyện về nữ tài xế lái BMW có uống rượu trước khi xảy ra tai nạn tông xe liên hoàn ở Sài Gòn khiến không ít người cảm thấy kinh hãi. Theo đó, khoảng 23h30 khuya 21/10, một ôtô hiệu BMW do nữ tài xế tên Nguyễn Thị Nga (46 tuổi, ngụ phường An Phú Đông, quận 12) điều khiển, chạy trên đường Điện Biên Phủ, hướng quận 3 đi cầu Sài Gòn.

nu-tai-xe-lai-xe-bmw-uong-ruou-truoc-khi-lai-xe1-1540285337094719156381

Khi đến ngã tư cầu vượt Hàng Xanh, xe này bất ngờ mất lái, tông 5 xe máy và một taxi đang lưu thông cùng chiều, sau đó tiếp tục đâm vào một chiếc taxi. Vụ tai nạn khiến 1 phụ nữ tử vong tại chỗ, 7 người khác bị thương được đưa đi cấp cứu. Đến sáng 22/10, 5 người bị thương nhẹ đã được xuất viện, 2 nạn nhân còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.

Câu chuyện về nữ tài xế lái BMW có uống rượu trước khi xảy ra tai nạn tông xe liên hoàn ở Sài Gòn khiến không ít người cảm thấy kinh hãi.

Tại thời điểm gây tai nạn, bà Nga say xỉn, với nồng độ cồn 0,94 mg/1 lít khí thở. Tại trụ sở công an, bà Nga khai nhận có uống nhiều bia rượu tại một nhà hàng ở quận 1 trước khi lái xe. Trên đường lái xe về nhà, bà ngủ gục, không làm chủ tốc độ và gây ra vụ tai nạn kinh hoàng này.

064430-18

Từ câu chuyện này, lật lại vẫn thấy văn hóa ép uống rượu bia cũng như tự mình uống cho say mềm rồi vẫn lái xe như bình thường thật quá đỗi tệ hại. Không xét về hành vi gây nguy hiểm cho người khác, việc uống rượu bia cũng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe người uống. Thường xuyên uống rượu bia sẽ gây tổn thương gan, dẫn đến những căn bệnh mãn tính nhưng người Việt dường như vẫn còn dửng dưng.

Từ câu chuyện này, lật lại vẫn thấy văn hóa ép uống rượu bia cũng như tự mình uống cho say mềm rồi vẫn lái xe như bình thường thật quá đỗi tệ hại.

Tác động của rượu và các đồ uống có cồn nói chung với cơ thể mà mọi người nên biết:

1. Làm teo tế bào não

photo-0-1531309281762827453339

Chỉ 30 giây sau khi bạn uống chén rượu đầu tiên, chất cồn đã tác động đến não bộ. Nó làm tắc nghẽn con đường mà các hóa chất trong não sử dụng để gửi tín hiệu thần kinh. Kết quả là tâm trạng của bạn sẽ thay đổi, phản xạ bị chậm dần đi và bạn cũng mất khả năng giữ thăng bằng.

Rượu cũng tác động đến trí nhớ, bởi vậy, nhiều khi bạn không thể nhớ được mình đã làm những gì trong lúc say.

Cảm giác nhức đầu sau khi bạn uống rượu, và sáng hôm sau tỉnh dậy đến từ đâu? Đó là việc rượu đã rút nước ra khỏi cơ thể bạn, làm giãn các mạch máu trong cơ thể và trong não. Điều này khiến bạn bị đau đầu.

Ngoài ra, nếu thường xuyên uống nhiều rượu, nó thực sự có thể khiến tế bào trong não bạn teo nhỏ đi. Kết quả là bạn sẽ bị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ và khả năng học hỏi. Ngay cả những điều bình thường như giữ nhiệt độ cơ thể hoặc thăng bằng khi đi lại cũng có thể bị ảnh hưởng.

2. Gây rối loạn giấc ngủ

photo-0-15313094310591391198144

Khi chất cồn làm chậm não bộ, bạn có thể thấy dễ ngủ. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ngủ ngon theo cách này. Trong giấc ngủ, cơ thể của bạn vẫn tiếp tục hấp thụ và xử lý chất cồn. Bạn sẽ không thể có giấc ngủ sâu, không có giai đoạn ngủ REM tốt.

Đáng tiếc, đó chính là giai đoạn quan trọng nhất của giấc ngủ, giúp cơ thể bạn phục hồi lại các căng thẳng và tổn thương vào ban ngày. Nhiều khả năng, uống rượu rồi đi ngủ sẽ khiến bạn gặp ác mộng. Rượu cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, vì phải vào nhà vệ sinh.

3. Khiến dạ dày tiết nhiều axit

Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho nó tiết nhiều axit tiêu hóa hơn. Khi rượu và cả axit tích tụ trong dạ dày, bạn có thể thấy buồn nôn và nôn.

Những người thường xuyên uống rượu có thể bị viêm loét dạ dày. Thêm vào đó, axit dạ dày tích tụ cũng làm giảm cảm giác đói của người uống rượu. Kết quả là họ sẽ ăn ít và thường bị thiếu hụt dinh dưỡng.

4. Tiêu chảy và ợ nóng

nu-tai-xe-lai-xe-bmw-uong-ruou-truoc-khi-lai-xe2-1540285337098439971762

Ngoài dạ dày, rượu cũng kích thích ruột non và đại tràng, khiến thức ăn di chuyển qua nhanh hơn, không được tiêu hóa kỹ. Kết quả là người uống rượu có thể bị tiêu chảy.

Rượu cũng khiến chứng ợ nóng xảy ra mạnh hơn, bởi nó làm giãn cơ thực quản, khiến axit dạ dày hoặc hơi trong bụng trào ngược lên miệng.

Khi có tình trạng say xỉn nên uống một cốc nước chanh lớn để đào thải chất độc ra bên ngoài nhanh hơn. Đặc biệt, đã uống rượu bia thì không lái xe, tránh gây ra hậu quả cho bản thân cũng như người tham gia giao thông.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link