Ruột và dạ dày là một trong những cơ quan đóng vai trò tiêu hóa thức ăn được nạp vào của cơ thể con người. Trong cuộc sống hàng ngày, không ít người bị gặp các tình trạng khó chịu về đường tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như vậy có rất nhiều, trong đó có nguyên nhân do nạp một lượng lớn thức ăn nhiều dầu mỡ trong một khoảng thời gian dài. Bởi vì, sau khi ăn thức ăn dầu mỡ sẽ đi vào dạ dày và gây ra những ảnh hưởng cho chức năng của dạ dày và đường ruột khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Tác hại của việc ăn nhiều đồ dầu mỡ đến đường tiêu hóa:
1. Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa
Việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng axit dịch vị và pepsin bị tiết ra quá nhiều, làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này. Hơn thế, tốc độ để cơ thể có thể tiêu hóa các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ thường sẽ rất chậm, dễ gây ra tình trạng lối loạn chức năng đường tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa tăng lên.
Ngoài ra, sau khi thức ăn dầu mỡ qua dạ dày và vào ruột thì túi mật sẽ đồng thời tiết ra rất nhiều mật và đi vào ruột. Một số loại vi khuẩn có hại trong ruột kết sẽ phân hủy mật thành một số chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
2. Tăng độc tố trong cơ thể
Với một lượng lớn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ sau khi đi vào cơ thể sẽ trực tiếp khiến cho chức năng chuyển hóa và tiêu hóa của cơ thể bị suy giảm. Điều này cũng đồng thời làm chậm nhu động của đường ruột, các chất chuyển hóa quá mức sẽ tích tụ trong đường ruột và không thể tiêu hóa được dễ gây táo bón đồng thời có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Hơn nữa, do sự tích tụ quá nhiều các chất có hại trong đường ruột đi vào các hệ thống khác nhau cùng với quá trình lưu thông máu, khiến chức năng của các hệ thống khác nhau bị ảnh hưởng, khiến con người có biểu hiện da sạm, hơi thở có mùi, và dễ nổi nóng.
Cách "hút dầu" bảo vệ dạ dày:
1. Từ thực phẩm thực vật
Theo các chuyên gia, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu và một số loại rau tươi có chứa rất nhiều cellulose. Các thành phần này có thể giúp trung hòa một số chất chua trong dạ dày giúp bảo vệ cơ quan này, đồng thời thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa bài tiết một số thành phần lipid. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa đối với chứng khó tiêu do ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá nhiều thức ăn cũng một lúc.
2. Bổ sung nước hợp lý
Dù bận bịu với công việc cũng như học tập như thế nào thì mỗi ngày bạn cần phải nhớ bổ sung một lượng nước cần thiết cho cơ thể đúng cách. Việc làm này có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và chuyển hóa một số loại thực phẩm. Ngoài việc uống nước đun sôi như bình thường, bạn cũng có thể uống một số loại trà thích hợp, tốt cho sức khỏe như trà lúa mạch, trà táo gai, trà xanh nhạt... Nó không chỉ có thể cải thiện chức năng của đường tiêu hóa, giảm cảm giác nhờn quá mức mà còn bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
3. Uống canh hợp lý
Trong quá trình sinh hoạt bữa ăn hàng ngày, bạn có thể uống thêm các món canh có tác dụng nhuận phế như canh đậu xanh. Đây là món canh có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giảm nhờn, cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Bạn cũng có thể uống một chút canh củ cải trắng có tác dụng khử nhờn, trợ giúp tiêu hóa.
Tác giả: Minh Hằng
-
Bật mí 7 món cháo dân dã cho người đau dạ dày mau khỏi, tránh tái phát
-
5 bữa sáng dành cho người đau dạ dày, tránh cơn đau tái phát
-
3 cách giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng mật ong đơn giản tại nhà, không nên bỏ qua
-
6 thực phẩm là ‘thuốc bổ dạ dày tự nhiên’, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh
-
Tổ tiên dạy: 'Muốn biết một người có phúc hay không, hãy nhìn vào 3 điểm này'