Ăn vải, uống thuốc ho... bạn cũng có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ có rượu, một số loại thực phẩm quen thuộc cũng có thể gây ra tình huống khó xử khi kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Hành vi điều khiển bất cứ phương tiện giao thông nào mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều bị nghiêm cấm.

Luật mới được ban hành được người dân ủng hộ, "đã uống rượu thì không lái xe" chính là hành động bảo vệ an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, người việc uống rượu bia, thông tin việc ăn vải, uống thuốc ho... cũng có thể dính lỗi nồng độ cồn đang khiến nhiều người quan tâm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) từng chia sẻ, quả vải là loại quả chứa hàm lượng đường cực cao. Loại quả này khi để ở ngoài trong một thời gian dài có thể bị lên men, xảy ra hiện tượng đường hóa thành rượu.

Khi quả vải đi vào dạ dày một thời gian, lượng cồn trong vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Do đó, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.

Ăn vải cũng có thể bị thổi phạt nồng độ cồn.

Không chỉ riêng vải, nhiều loại trái cây khác như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài hay một số loại siro ho, thuốc uống lên mên khi ăn vào cũng sẽ gây ra hiện tượng trên.

Do đó nếu chẳng may ăn phải một trong những loại hoa quả trên và đi xe đạp rồi bị kiểm tra nồng độ cồn thì bạn cũng có nguy cơ bị nộp phạt theo quy định.

Theo các chuyên gia, bạn cần phải hết sức cẩn trọng trước khi ra đường, kể cả ăn uống bất cứ thứ gì trước khi tham gia giao thông cũng cần cân nhắc kỹ.

Chúng ta cần ăn với liều lượng vừa phải. Sau khi ăn xong cần xúc miệng kỹ. Trước khi lái xe ra đường nên ngồi nghỉ từ 30-60 phút để cồn bay hơi hết.

Tác giả: Thanh Huyền