Bà bầu nên tăng mấy cân trong 3 tháng đầu của thai kỳ?

( PHUNUTODAY ) - Cân nặng cũng có thể quyết định được việc thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Vậy mẹ bầu nên tăng mấy cân trong 3 tháng đầu?

Mẹ bầu nên tăng mấy cân trong 3 tháng đầu của thai kỳ?

Trong 3 tháng đầu nên ăn gì, nên kiêng gì hay nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý nhất luôn là những câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Để có thể giải đáp được hết những thắc mắc của các mẹ bầu, chúng ta hãy cùng thử tham khảo những thông tin dưới đây nào.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân thì hợp lý?

Theo các bác sĩ thì việc người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ sức khỏe và khó khăn trong quá trình phát triển.

Bà bầu nên tăng mấy cân trong 3 tháng đầu

Chính vì vậy mà một đứa con khỏe mạnh thì trong thai kỳ mẹ cần tăng cân đầy đủ, tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe hiện có của mỗi người mà có mức tăng cân khác nhau. Do vậy, để có thể trả lời được câu hỏi của các mẹ bầu thì trong 3 tháng đầu nên tăng khoảng 450 – 700g mỗi tháng và khoảng 1,5 – 2,5 kg trong cả 3 tháng này (lúc này bạn cần thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường). Đối với thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ khoảng 18g và dài 6,5cm lúc này thì hầu hết các mẹ đều chưa cảm nhận được sự thay đổi trọng lượng của con.

Theo đó, các bác sĩ đều khuyên thai phụ hãy bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất. Đừng dồn ép cơ thể bằng việc nạp quá nhiều cũng như quá sớm các dưỡng chất trong 3 tháng đầu các mẹ bầu.

Mẹ bầu nên bổ sung nguồn dinh dưỡng nào trong 3 tháng đầu?

+ Súp lơ

Đối với các mẹ bầu thì trong thực đơn không thể nào thiếu được súp lơ. Bởi đây là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Vừa có đủ axit folic và sắt, do vậy mà các mk không nên bỏ qua đâu đấy.

+ Họ hàng nhà đậu

Trong đậu có chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp của bé.

+ Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi:

Ngoài axit folic trong cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.

+ Đậu phộng

Theo một nghiên cứu, thì ăn đậu phộng có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

+ Thịt cá hồi

Trong cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.

+ Thịt bò

Nếu các mẹ sợ thiếu chất sắt thì hãy đừng bỏ qua thịt bò. Bởi trong thịt bò có chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.

+ Sữa chua

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.

Ngoài những thực phẩm trên, các mẹ cũng nên bổ sung các khoáng chất như: Sắt, canxi, kẽm, iốt, axit folic và các loại vitamin A, C, D, B1, B2. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sắt, canxi và axit folic bởi thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa.

Không chỉ bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm trên, mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên:

+ Dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá...

+ Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như: Ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi. Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ.

>Bà bầu có nên ngâm chân không?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Một nghiên cứu cho thấy, khi ngâm chân sẽ giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn, nhưng liệu bà bầu có nên ngâm chân và nó có tác dụng gì?
>Cách hạn chế ợ nóng khi mang thai
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Loại bỏ chứng ợ nóng khi mang thai với những bước sau.

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi