Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường
Với một người khỏe mạnh, sức khỏe bình thường thì lòng bàn chân luôn hồng hào. Chính vì vậy, nếu như lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác.
Rất có thể tình trạng này xuất hiện cho chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.
Móng chân lõm hình thìa
Khi bạn thấy rằng phần móng chân hình thìa không những xấu mà còn là một dấu hiệu của bệnh toàn thân. Móng chân lõm hình thìa chủ yếu là do dinh dưỡng kém đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt mà thiếu máu và dinh dưỡng không tốt có liên quan đến xuất huyết bên trong, ung thư dạ dày.
Thêm vào đó, phần móng chân lõm hình thìa còn có thể liên quan đến các bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống tuần hoàn và bệnh cơ xương.
Đột nhiên bị đau khớp ngón chân
Nếu như bàn chân của bạn xuất hiện những cơn đau xuất hiện đột ngột đi kèm sưng và cứng khớp cùng lúc ở 2 ngón chân cái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp, một bệnh ảnh hưởng đến các xương trong khớp. Đây là một dạng của thoái hóa khớp.
Bàn chân bị sưng phù chân
Một người khỏe mạnh bàn chân luôn linh hoạt. Nhưng nếu như bàn chân của bạn đột nhiên không ổn định, sưng phù mọng nước, có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề. Theo các chuyên gia, do thận chịu trách nhiệm về điều phối "nước" trong cơ thể kèm chức năng giải độc của cơ thể con người, nên nếu thận có vấn đề, sẽ dẫn đến phù chân.
Bàn chân sung cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân. Ngoài ra, khi bàn chân bị sưng hoặc hoặc phù nề cũng có thể cảnh báo suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, máu từ chân sẽ không thể lưu thông đến phần trên cơ thể. Các van tim bị rò rỉ cũng thường khiến bàn chân và mắt cá chân sưng phồng lên.
Bàn chân có màu vàng bất thường
Nếu như phần da của bệnh nhân mắc bệnh gan, đặc biệt là phần da trên bàn chân chuyển màu vàng vọt. Khi chức năng gan bị phá hủy bởi bệnh, sự trao đổi chất và bài tiết mật bình thường sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột hàm lượng bilirubin trong máu, có thể gây ra các triệu chứng vàng da.
Ngón chân cái sưng to
Phần lớn người bị bệnh gout có thể khiến cho ngón chân tấy đỏ, nóng, sưng to và đau đớn cực độ. Do Acid uric thích tích tụ ở bộ phận mát mẻ nhất trong cơ thể, do đó bệnh Gout thường xuyên biểu hiện ở ngón chân cái. Hơn nữa, dấu hiệu đầu tiên của bệnh Gout cũng có thể xuất hiện ở chính ngón chân cái.
Chân tím hoặc xanh
Các bệnh như động mạch ngoại biên, Raynaud, tiểu đường có thể khiến màu sắc của bàn chân chuyển sang xanh hoặc tím. Nguyên nhân là không đủ lượng oxy tại chân. Người có bàn chân đổi màu nên đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, nếu bàn chân thường xuyên tái xanh, đó chính là dấu hiệu của khả năng tuần hoàn máu kém. Trong trường hợp xấu nhất, lưu thông máu kém có thể dẫn đến hoại tử, vì vậy đó là một dấu hiệu không nên bỏ qua.
Tác giả: Min Min
-
6 bí quyết yêu để cả hai lên đỉnh cùng ‘pha’
-
5 nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm giúp trị viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng ngay tại nhà
-
4 dấu hiệu cho thấy vợ đang "bỏ đói" chồng trong chuyện "yêu", nhiều chị em không hề biết
-
Thường xuyên đau đầu, người phụ nữ đi khám thấy 5 'chùm nho' trong não: Chậm chút nữa là 'đi'
-
5 điểm "nhạy cảm" nhất trên cơ thể phụ nữ thích đàn ông "đụng chạm" vào