Da khô là tình trạng da rất phổ biến do thiếu một lượng nước thích hợp trong lớp biểu bì của da. Dù không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng da liễu khó điều trị như eczema, nhiễm trùng... nếu để tính trạng này kéo dài quá lâu.
Một số nguyên nhân gây da nứt nẻ, khô vào mùa lạnh có thể kể đến như:
Thời tiết: Da chưa kịp thích nghi với đặc điểm khí hậu lạnh, độ ẩm không khí thấp và có gió hanh khô… do đó, làn da dễ bị mất nước, bề mặt da trở nên khô và thiếu sức sống.
Uống ít nước: Trời càng lạnh thì da càng khô hơn, đây là do hiện tượng tăng mất nước qua thượng bì khi thời tiết lạnh.
Tắm nước nóng, chà xát, tẩy rửa mạnh: Tắm với nước nóng thời gian dài sẽ dễ khiến lớp lipid tự nhiên trên da bị mất đi, dẫn đến tình trạng da bị thô ráp và bong tróc. Bên cạnh đó, một số sản phẩm xà phòng có tính tẩy rửa quá mạnh cũng làm mất đi lớp lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da này.
Tia cực tím: Nhiều người chủ quan cho rằng, mùa đông sẽ không có tia UV nên không cần thiết phải bảo vệ da dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời như vào mùa hè nên không bôi kem, che chắn cho da.
2. Biểu hiện da khô
- Có khi ngứa mà không có tổn thương da.
- Da bị viêm đỏ, có sẩn viêm, vết cào gãi, có khi thành đám mảng viêm đỏ.
- Da khô, có ít vảy khô, tình trạng nặng hơn là da mặt bị bong tróc.
- Bàn chân, bàn tay khô, xù xì thô ráp, các nếp hằn da nổi rõ, có khi có các vết nứt sâu, đau hoặc nặng hơn có thể chảy máu.
3. Các phương pháp phòng ngừa và điều trị da nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả
- Không nên tắm quá lâu với nước quá nóng vì điều này có thể làm mất các lipid tự nhiên và các nhân tố giữ độ ẩm.
- Tránh sử dụng các sản phẩm làm sạch có khả năng tẩy rửa quá mạnh.
- Tránh mặc vải len hoặc các loại vải có khả năng gây kích ứng da.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên: Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Với làn da khô, nên chọn sản phẩm chống nắng dạng kem hơn là gel hay lotion. Chọn kem chống nắng dành cho da khô và có các thành phần cấp ẩm cho da như hyaluronic acid và ceramides.
- Không lạm dụng tẩy tế bào chết: Biện pháp này có thể làm cạn kiệt độ ẩm và làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng. Tránh sử dụng các axit mạnh hơn như axit glycolic và các chất tẩy da chết vật lý thô ráp như đường và muối.
Trị da nứt nẻ, khô nhờ dưỡng ẩm đầy đủ cho da
- Chất cấp ẩm: Các hoạt chất này có khả năng lấy đi độ ẩm từ không khí để bổ sung độ ẩm cho da. Các thành phần cấp ẩm thường dùng là: Glycerin hay Glycerol, Hyaluronic acid (HA), PEG (Polyethylnene glycol), Sodium PCA: muối của Pyrrolidone Carbonic, Propylene G.
- Chất khóa ẩm: Hiểu một cách đơn giản các thành phần khóa ẩm này sẽ phải tạo một lớp màng che phủ bề mặt da, giúp giữ nước không bị mất đi. Một số chất trong nhóm như: Vaseline, petrolatum, sáp, dầu, silicon…
- Chất làm mềm da:Chất này thường là lipid, chất béo hoặc có đặc tính giữ nước và giữ dầu ở lớp sừng cũng như hỗ trợ cho tầng biểu bì và tầng lipid trong việc liên kết các tế bào da, hạn chế tình trạng thất thoát nước. Ngoài ra, có thể bổ sung một số vitamin và khoáng chất để phòng chống da nứt nẻ, khô ráp vào mùa đông: Vitamin C, D, A, E, K, B5…
Tác giả: Hạ Anh
-
Trương Ngọc Ánh chỉ ra 4 thói quen nên tránh để có làn da khỏe mạnh, mịn màng
-
5 bước chữa lành da khô nẻ vào mùa đông để luôn rạng ngời, tươi tắn
-
6 mẹo "cấp cứu" cho làn da khô do ngồi điều hòa nhiều
-
Lệ Quyên có động thái đặc biệt dành cho chồng cũ dù đã unfollow
-
4 điều phải thay đổi ngay lập tức khi skincare để bảo vệ làn da khỏi bong tróc, nứt nẻ