Bà ngoại biết cháu mình rất thích ăn cá nên bà liền mang vài con cá đi làm món cá om dưa quen thuộc cho cháu.
Trưa hôm đó, cậu bé vừa ăn cơm vừa xem phim hoạt hình. Vì mải xem phim không để ý, bé bị hóc xương cá. Thấy cháu bị hóc xương, bà liền chữa theo “mẹo” bằng cách cho cháu một miếng cơm thật to và bảo cháu nuốt để xương trôi đi.
Sau khi nuốt cơm, bé trai nói với bà đã thấy cơ thể trở lại bình thường và bà cũng quên mất chuyện cháu mình bị hóc xương. Chiều hôm đó, dù thấy cổ họng đau và khó chịu, bé vẫn không nói với bà mà đi ngủ.
Sáng hôm sau, thấy trời đã sáng mà cháu chưa dậy đi học, bà gọi mãi vẫn không thấy cháu trả lời, liền vào phòng xem có chuyện gì. Ngay khi kéo tấm chăn, bà ngã quỵ, òa lên khóc thảm thiết khi thấy toàn thân cháu nhợt nhạt, gọi mãi không trả lời. Dù bé trai được đưa tới bệnh viện ngay lúc đó, nhưng mọi thứ đã quá muộn màng.
Các bác sĩ phát hiện, cổ họng bé trai bị phù nề nặng gây nghẹt thở và tử vong. Nguyên nhân được xác định là do thực quản của bé đã bị một chiếc xương cá đâm thủng.
Bi kịch đau lòng của gia đình bé Văn Cao, 6 tuổi, đến từ Trung Quốc khiến nhiều bà mẹ giật mình. Rất nhiều người mẹ, khi con bị hóc xương cá, đã không đưa bé đến bác sĩ để xử lý mà để con ở nhà và tự chữa theo mẹo dân gian. Cách các mẹ hay làm là cho bé nuốt (không nhai) một miếng cơm to. Nhiều người còn nhờ ai đó từng sinh ngôi ngược hoặc bà bầu mang thai con so vuốt cổ họng cho con với niềm tin chữa theo cách này sẽ khỏi, để rồi chính đứa con phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Sai lầm khi chữa hóc xương cá
Khi bị hóc xương, biểu hiện ban đầu là nhói khi nuốt hoặc nuốt hay uống nước cảm thấy vướng. Ban đầu có thể chưa cảm thấy khó chịu nhưng khi xương đi vào sâu hoặc gây áp xe khu vực đâm sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, thậm chí khó nuốt khi ăn.
Một số người chủ quan cho rằng, hóc xương không có vấn đề gì. Điều này cũng có thể đúng trong trường hơp xương nhỏ và nó trôi trong vài giờ.
Nhưng có những xương sắc nhọn như xương gà, vịt sẽ rất nguy hiểm. Chúng có thể gây phù thanh quản vì xương chèn ép, cắm vào thanh quản.
Vị trí bị xương cắm có thể chảy máu, sưng phù. Lúc đó làm cho thanh quản bị tổn thương, sưng tấy. Nếu bạn không đến cơ sở y tế mà tiếp tục khạc ra, hoặc dùng tay móc sẽ càng làm cho xương cắm sâu, thậm chí sưng tấy nặng hơn.
Điều nên làm
Các chuyên gia đã đưa ra một số cách để lấy xương cá ra an toàn, hiệu quả mà không hề gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Ngậm và nuốt vỏ cam
Theo đó, trong vỏ cam có những hoạt chất có tác dụng làm mềm xương cá. Từ đó xương cá dễ dàng bị tan vào trong nước bọt. Nếu thấy con bị hóc, các mẹ hãy lấy cho bé một miếng vỏ cam rửa sạch rồi ngậm trong miệng một lúc, xương cá sau đó sẽ tự tan ra.
2. Ngậm một viên vitamin C
Cũng tương tự như vỏ cam, vitamin C cũng chứa những hoạt chất có tác dụng làm mềm xương cá. Bởi vậy, khi bé bị hóc xương cá mà không lúc đó không có vỏ cam, mẹ hãy cho con ngậm một viên vitamin C sẽ khiến xương cá phân hủy nhanh. Hơn thế, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Cảnh báo: Mẹ Việt chăm con như thế này chẳng khác nào đang gi.ết dần trẻ
-
Trẻ bị viêm màng não hôn mê sâu do nhiễm vi khuẩn dính trên máy hút sữa lời cảnh báo tới các bà mẹ
-
Mới 14 tháng bé đau họng đã t.ử v.ong, bác sĩ cảnh báo thiếu sót ch.ết người của mẹ mà nhiều người cũng mắc
-
Cách hóa giải vận đen cho 3 con giáp xui xẻo nhất trong tháng 7 cô hồn
-
Thương tâm con mới 3 tuổi ch.ết tức tưởi trong khi đang ăn vì mẹ đã làm điều này