Gừng là một loại gia vị có giá trị dinh dưỡng cao và rất phổ biến trong ẩm thực gia đình. Ngoài khả năng khử mùi tanh, gừng còn làm tăng thêm hương vị phong phú, thơm ngon cho món ăn. Chính vì vậy, gừng trở thành thành phần không thể thiếu trong bếp của nhiều gia đình.
Với nhu cầu tiêu thụ gừng ngày càng tăng, có nhiều người bán đã sử dụng lưu huỳnh để bảo quản gừng lâu hơn và làm cho củ gừng trông tươi mới hơn. Tuy nhiên, loại gừng này không chỉ có hương vị kém thơm mà nếu sử dụng trong thời gian dài cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Để lựa chọn gừng an toàn và không qua xử lý hóa chất, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Kiểm tra bề mặt vỏ gừng
Vỏ gừng tự nhiên thường có bề mặt thô ráp, xỉn màu với những đường vân rõ nét. Khi còn tươi, củ gừng thường dính bụi bẩn. Ngược lại, gừng đã được xử lý bằng lưu huỳnh sẽ có vỏ màu vàng sáng, mịn màng và bắt mắt. Do đó, theo kinh nghiệm của những người trồng gừng, củ gừng có vẻ ngoài xù xì thường là ngon và an toàn hơn so với loại có vẻ đẹp "lung linh".
Ngửi hương thơm
Việc ngửi mùi gừng khi mua là rất quan trọng. Gừng tự nhiên có mùi thơm dễ chịu, cay nồng. Trong khi gừng tẩm lưu huỳnh thường không mang lại mùi thơm đặc trưng của gừng, thậm chí có thể có mùi hăng hắc của lưu huỳnh.
Chà tay lên vỏ gừng
Một mẹo khác khi chọn gừng là chà nhẹ lên vỏ. Nếu gừng được xử lý bằng lưu huỳnh, vỏ sẽ rất mềm và mỏng manh, có thể dễ dàng bong ra. Trái lại, gừng tự nhiên có vỏ cứng, chắc chắn và khó bong khi chà xát.
Chú ý màu sắc bên trong củ gừng
Khi mua gừng, bạn có thể bẻ một nhánh để kiểm tra phần bên trong. Gừng an toàn sẽ có phần vỏ và thịt màu vàng sậm, trong khi gừng đã qua xử lý lưu huỳnh có vỏ vàng tươi nhưng phần thịt bên trong lại có màu vàng đậm.
Kiểm tra độ cứng của củ gừng
Một cách khác để xác định gừng an toàn là dùng ngón tay ấn vào củ gừng. Nếu cảm thấy mềm, đó có thể là dấu hiệu cho thấy gừng đã hỏng hoặc được xử lý hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản. Gừng tươi và ngon sẽ có độ cứng và khó bị ấn lõm.
Ngoài ra, lưu ý không nên mua gừng bị hư hỏng, thối hoặc có dấu hiệu mọc mầm. Quá trình vận chuyển có thể làm gừng bị gãy, từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn và nấm mốc. Nếu gừng được bảo quản ở nhiệt độ quá cao, nó có thể mọc mầm; loại gừng này cần tránh xa vì có chứa chất độc safrole, gây hại cho sức khỏe.
Hướng dẫn bảo quản gừng tươi ở trong ngăn mát tủ lạnh
Để bảo quản gừng tươi trong ngăn mát tủ lạnh, bạn cần thực hiện vài bước đơn giản sau:
- Rửa sạch gừng: Trước tiên, hãy rửa củ gừng dưới dòng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, bạn để cho gừng ráo nước hoàn toàn.
- Bọc gừng: Dùng một lớp giấy bạc hoặc khăn khô để bọc kín củ gừng, giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mùi hôi.
- Đặt vào túi nhựa: Cho gừng đã bọc vào một túi nhựa kín và để vào ngăn mát của tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể quấn gừng bằng màng bọc thực phẩm và để ở nơi thoáng mát, không cần thiết phải đặt vào tủ lạnh. Phương pháp này cũng giúp bảo quản gừng tươi lâu mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của nó.
Với cách trên, bạn có thể kéo dài thời gian bảo quản gừng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi thơm của gừng.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Gừng tươi mua về bảo quản theo cách này, dùng được quanh năm không lo hỏng
-
Bảo quản gừng tươi lâu, để cả năm không lo hỏng chỉ cần nắm mẹo này
-
Gừng mua về chỉ vài ngày là héo teo, đem ngâm với nước này vài tháng vẫn tươi ngon dùng quanh năm
-
Mua gừng chọn củ vỏ nhẵn hay sần, chọn sai chỉ phí tiền, đến mùi thơm cũng không có
-
Cách chọn mua gừng có độ cay đạt chuẩn và bảo quản gừng tươi lâu