Tác dụng của lưỡi lợn đối với sức khỏe
Tăng cường thể lực
Lưỡi lợn dẹt và có vị mặn. Cứ 100g lưỡi lợn có chứa khoảng 15,7g chất đạm, 18,1g chất béo, 1,7g cacbohydrat và 158 miligam cholesterol. Đây đều là những thành phần cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể con người. Bên cạnh đó, lưỡi lợn còn chứa các nguyên tố vi lượng như vitamin B1, B2, canxi, phốt pho, kali, sắt,… giúp bồi bổ cơ thể.
Dưỡng ẩm cho da khô
Trong lưỡi lợn tươi có chứa một lượng nước nhất định, có thể bổ sung nước cho cơ thể sau khi nấu chín. Bên cạnh đó, lưỡi lợn còn giàu protein, vitamin A, vitamin B3, sắt, selen và các chất dinh dưỡng khác. Nhờ vậy, lưỡi lợn có tác dụng giữ ẩm tốt cho cơ thể. Người bị da khô nên thường xuyên ăn lưỡi lợn đúng cách vì sẽ giúp da mịn màng hơn.
Cải thiện tình trạng thiếu máu
Trong lưỡi lợn có chứa cysteine và heme có thể thúc đẩy cơ thể con người hấp thụ sắt, có tác dụng bổ máu và cải thiện làn da. Bên cạnh đó, lưỡi lợn rất giàu chất sắt, không chỉ giúp cho quá trình tổng hợp hemoglobin đầy đủ, nó cũng là thành phần quan trọng nhất của hơn chục loại enzym (như cytochrome C, cytochrome oxidase,…) để duy trì các hoạt động sống bình thường của cơ thể.
Giúp tăng trưởng và phát triển thể chất
Trong lưỡi lợn có chứa tới 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người bao gồm tryptophan, phenylalanin, lysine, leucine, isoleucine, threonine, methionine và valine amino axit. Tỷ lệ các chất này cũng khá gần với tỷ lệ yêu cầu của cơ thể con người, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển.
Bảo vệ thị lực
Trong lưỡi lợn có chứa nhiều vitamin A, là một thành phần của rhodopsin có tác dụng cảm nhận ánh sáng yếu trong tế bào thị giác, giúp bảo vệ thị lực khỏe mạnh.
Giúp xương chắc khỏe
Lưỡi lợn chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, magie, phốt pho, natri, kali và clo. Trong đó, canxi và phốt pho là những chất dinh dưỡng giúp xương phát triển và chắc khỏe, chống còi xương.
Tác hại và chống chỉ định của lưỡi lợn
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng lưỡi lợn cũng có thể gây hại. Vì lưỡi lợn chứa lượng lớn cholesterol nên những người mắc các bệnh dưới đây không nên sử dụng:
- Người gặp vấn đề về đường tiêu hóa (viêm tụy, viêm dạ dày, loét dạ dày).
- Người bị xơ vữa động mạch.
- Người bị bệnh gan.
- Người bị dị ứng.
Nếu thuộc nhóm đối tượng trên, bạn có thể thay lưỡi lợn bằng lưỡi bò. Thực tế chúng giống nhau về lượng chất dinh dưỡng nhưng thịt bò chứa ít chất béo hơn và có đặc tính không gây dị ứng.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bộ phận cực ngon và bổ dưỡng của lợn mà nhiều người có tiền chưa chắc mua được
-
Đi chợ mua thịt lợn nhớ tránh xa 5 phần kẻo ăn vào "rước độc"
-
Đây là phần thịt ngon nhất của con lợn, chỉ bà nội trợ thông thái mới biết
-
Bộ phận ở con lợn được ví như “thần dược” đại bổ: Có 5 lợi ích quý nhưng phải nhớ 4 không khi ăn
-
Bộ phận siêu bẩn của con lợn mà nhiều người Việt mê mẩn: Ăn quá nhiều sẽ đối mặt với 3 rủi ro lớn