Các cụ dặn: 'Trong đối nhân xử thế hãy nói ít đi 3 lời này, nói càng nhiều họa càng lớn'

( PHUNUTODAY ) - Muốn duy trì một tâm thái tốt đẹp, chúng ta phải biết "Nói ít đi, nghĩ nhiều hơn".

Lời khi tức giận

Sân hận nghĩa là gì? Đây là thuộc loại nhẹ của tức giận. Tức giận hay còn gọi là cơn thịnh nộ, phẫn uất, là thái độ bất bình với những gì xâm phạm ''cái tôi'' luôn mong muốn sở hữu, thỏa mãn, phóng đại.

Tức giận luôn luôn là mất khôn, được ví là đốm lửa nhỏ có thể thiêu hủy khu rừng rộng lớn, bạt ngàn.

Ý nghĩa của câu nói này với chúng ta rằng cái gọi là sân hận là sự căm ghét và tức giận của một người quá nặng nề và anh ta làm những điều tổn hại đến người khác như một sự thỏa mãn của chính mình.

Ông bà ta đã từng nói “Cả giận mất khôn”, bởi thế mà không ít những vụ việc gây xôn xao dư luận là do người trong cuộc không giữ được cái đầu lạnh và không đủ tỉnh táo để kiểm soát lời ăn tiếng nói.

Chúng ta đều nhận thức được rằng khi nóng giận, những điều nói ra sẽ không còn giữ được chừng mực. Nhưng rồi hành động đều “đối đầu” với nhận thức. Dẫu biết khi nóng giận ta thường rất khó kiềm chế, kiểm soát hành động của mình. Nhưng có những nhận thức sai về việc nói ra khi nóng giận ta cần nhìn nhận lại cũng như những điều không hay có thể xảy ra cần phải được xem xét.

Khi một người tức giận, anh ta không thể kiểm soát cảm xúc của mình và khiến mọi thứ đều bị hủy hoại. Dù là người cao sang hay kẻ xấu xa, khi nổi giận, họ đều trở nên giống nhau, trở thành một kẻ điên rồ.” Sự tức giận phá hủy tất cả những điều tốt lành và phước lành mà chúng ta có.

Khi một người có tâm lý phẫn uất thì họ sẽ suy nghĩ thành kiến, làm gì cũng rất cực đoan. Những lời nói ra lúc đó dễ dàng khiến người khác bị tổn thương nghiêm trọng. Thế nên khi tức giận hãy tự ngồi một mình, học cách im lặng và nói ít đi để tránh nói ra những lời thô lỗ.

Những lời khi đau buồn

Người xưa dặn: Nỗi buồn còn hơn cái chết. Khi gặp chuyện khiến bản thân buồn thì người đó rất dễ nản lòng và mất đi động lực để tiến bộ. Kiểu người này rất dễ khuất phục và cuối cùng là thất bại.

Khi buồn chúng ta nói năng tiêu cực, rất buồn bực cũng như đổ lỗi cho bao người khác. Những lời nói này không chỉ khiến bản thân trở nên bất bình thường, không nhận được sự thương hại của người khác mà còn khiến người khác né tránh bạn vì họ không muốn gặp rắc rối.

Việc phàn nàn về điều gì đó khi bạn buồn không thực sự là niềm an ủi cho chính bạn mà chỉ như đang xát muối vào vết thương hết lần này đến lần khác mà thôi. Thế nên hãy học cách im lặng và nói ít đi.

Lời khi quá vui

Người xưa dạy: "Cực kỳ vui sẽ sinh ra nỗi buồn''. Khi điều gì đó vui vẻ xảy đến với một người thì người đó rất dễ tự mãn. Nếu chỉ quan tâm đến hạnh phúc, người ta dễ sinh ra kiêu căng, xem thường người khác.

Sau khi thành công thì cảm xúc của chúng ta rất hưng phấn, lúc cao hứng nhất thì cũng đừng nói ra những lời khoe khoang, huênh hoang kẻo vạ miệng.

Lúc vui thì chúng ta dễ mất bình tĩnh, thường nói ra những lời hớ hênh, có khi phơi bày hết cả điểm yếu của bản thân chẳng hay biết. Lúc này, nếu nói quá nhiều sẽ làm bạn mất đi lý trí, dễ nói ra những lời khiến bản thân phải hối hận sau này. Vì vậy, khi vui vẻ, hãy nói càng ít càng tốt kẻo lại gây rắc rối cho bản thân.

Tác giả: Vũ Ngọc