Các cụ dặn, "Trong nhà có 3 cái càng to càng nghèo khó cái đầu tiên dễ phá sản": Đó là gì?

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân dạy: “Gia đình có 3 cái càng to thì càng nghèo khó, gia đình càng lục đục, dễ rơi vào cảnh túng quẫn”.

Chúng ta thường có quan niệm giàu không quá ba đời, tuy nhiên lại có những gia tộc trải qua bao thế hệ vẫn ngày càng hưng thịnh. Còn rất nhiều gia đình nghèo bền vững, từ đời này qua đời khác gắn bó với cái nghèo. Để có thể trở mình được, con người cần phải học cách chi tiêu, quản lý tiền bạc, thời gian. Cổ nhân dạy: “Gia đình có 3 cái càng to thì càng nghèo khó, gia đình càng lục đục, dễ rơi vào cảnh túng quẫn”.

1. Người tiêu tiền “to” – người tiêu tiền như rác

Trong xã hội, người tiêu tiền như rác có thể rơi vào hai trường hợp chính như sau:

Một là những người không trải qua gian khổ và chưa thực sự trưởng thành. Từ nhỏ sinh ra đã ngậm thìa vàng, họ hưởng một khối lượng tài sản kếch sù do cha mẹ để lại. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy, từ nhỏ chưa từng phải trải qua những khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền vất vả thế nào, do vậy họ không biết trân quý đồng tiền, và tiêu tiền sẽ không tiếc tay. Họ sẽ xuống tiền để đáp ứng những nhu cầu cá nhân của mình một cách thoải mái.

Hai là những người từ nhỏ đã sống trong hoàn cảnh khốn khó, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và dễ xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội. Họ muốn che đi cái nghèo của mình, bằng cách tiêu tiền hoang phí, để khoe với mọi người, thoả mãn nhu cầu sống ảo. Họ thậm chí bất chấp tất cả để có tiền và dễ theo con đường sa ngã, có thể nghĩ ra nhiều mưu mẹo để lừa gạt người khác để có tiền phục vụ nhu cầu bản thân, cuối cùng vướng vào con đường lao lý.

Ngược lại, nhà giàu, họ sẽ lập kế hoạch dài hạn cho tài sản của mình, khi có tiền họ sẽ không phung phí mà sẽ mua bảo hiểm hoặc tìm hướng đầu tư, họ biết xoay vòng đồng tiền để tiền đẻ ra tiền chứ không dồn hết vào thứ tiêu sản, mạ vàng cho bản thân.

Những kiểu người tiêu tiền không tiếc tay, mua sắm đủ thứ, đến khi cần tiền thì thấy túi đã cạn. Không biết quý trọng giá trị của đồng tiền thì cuối đời không thoát khỏi cảnh túng thiếu.

2. Người có thời gian rỗng “to”- Người không biết trân quý thời gian

“Thời gian là vàng là bạc” nhưng vàng, bạc có thể mua được, còn thời gian trôi qua thì không thể lấy lại được.

Khi bạn lãng phí thời gian, bạn sẽ mất đi nhiều tri thức. Thời gian trôi đi với những việc vô bổ mà không học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới trong khi xã hội tiến lên. Điều đó đồng nghĩa với sự tụt hậu của bản thân.

Lãng phí thời gian còn làm bạn bỏ qua những cơ hội gặp gõ những người bạn mới, bỏ qua việc có thể xây dựng mối quan hệ mới. Lãng phí thời gian còn làm mất đi ước mơ, khát vọng và thành công của bạn. Ước mơ nó chỉ mãi chỉ là mơ ước mà thôi.

Những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc. Con người sẽ có cơ hội chuyển mình nếu ngày ngày chắt chiu, tích luỹ kiến thức cho bản thân.

3. Người thường cho vay tiền “to”- Người không biết quản lý tiền bạc

Cho dù kiếm được rất nhiều tiền mà bạn không biết quản lý tiền bạc thì tiền đến rồi tiền cũng lại đi.

Đứng trước những lời hỏi vay, người giàu họ thường đánh giá, cân nhắc xem có nên cho vay tiền hay không, đặc biệt là những món vay lớn. Sau đó, họ sẽ xem xét về khả năng hoàn trả, thời hạn hoàn trả cũng như mối quan hệ với đối phương, sau đó họ mới cho vay. Họ sẽ biết cách cân nhắc rõ ràng, nhất là vấn đề tiền bạc, bởi cuối cùng, họ không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cả 2 bên. Nếu bạn là người cả nể, không cân nhắc việc cho vay sẽ trở thành gánh nặng gia đình bạn. Một khi cho những đối tượng không có khả năng thanh toán hoặc không giữ chữ tín vay nợ, bạn có thể mất cả tiền và mối quan hệ tốt đẹp trước đó.

Tác giả: Vũ Thêm