Tại sao đàn ông không có lông hoặc ít lông thì quý như vàng?
Tại sao đàn ông không có lông hoặc ít lông trên cơ thể thì quý như vàng? Thực ra “quý báu” ở đây không phải là từ mang nghĩa tốt, mà là ý chỉ những người đàn ông “õng ẹo, ẻo lả”. Sở dĩ đàn ông mọc nhiều lông vì đàn ông trong thời cổ đại đa phần là lực lượng sản xuất chính, công việc họ phải làm nhiều hơn phụ nữ, điều này khiến tuyến mồ hôi của họ rất phát triển, thế nên lông và tóc mới rậm rạp.
Còn những người đàn ông không có lông, hay ít lông trên cơ thể, đa phần là được sinh ra trong gia đình giàu có, không phải làm việc gì cả, sống cuộc sống được người khác hầu hạ cơm bưng nước rót, không phải lo lắng điều gì, thế nên mới mọc ít lông, da cũng trắng trẻo mịn màng hơn người bình thường, nên trông bề ngoài mới có vẻ hơi “ẻo lả”.
Tuy có rất nhiều người khinh bỉ những loại người như thế này, nhưng từ đáy lòng, ai mà lại không ngưỡng mộ họ? Thư sinh là tầng lớp có địa vị khá cao trong xã hội cổ đại, hình tượng mà họ thể hiện ra ngoài đa phần cũng đều là như vậy.
Nhìn chung, câu nói này dựa trên quan sát của người xưa. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, không ít người cảm thấy lông trên cơ thể quá dày là khó coi. Những người có điều kiện sẽ tìm mọi cách để loại bỏ những phần không thẩm mỹ này.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có khả năng chi trả cho những công nghệ đắt tiền, đòi hỏi phải có cơ sở kinh tế nhất định. Vì vậy, câu nói cổ xưa này quả thực có thể áp dụng cho người đương thời. Những người có thể chăm chút ngoại hình thật tinh tế là những người giàu có.
Vì sao đàn bà có lông sung túc cả đời?
Còn đàn bà nếu như có mọc nhiều lông trên cơ thể thì tại sao lại sung túc cả đời? Thực ra phạm vi sinh hoạt của phụ nữ thời cổ đại cực kỳ hạn hẹp, họ thường xuyên ở trong khuê phòng, hiếm khi bước chân ra ngoài. Sống trong một môi trường gần như là khép kín toàn bộ, mức độ hoạt động cũng ít hơn đàn ông rất nhiều, thế nên tuyến lông của phụ nữ rất ít.
Nếu như phụ nữ có nhiều lông, cho thấy người này phải làm nhiều việc, điều này chắc chắn sẽ có liên quan tới việc sản xuất bên ngoài và con người là sinh vật sống thành bầy đàn, đều hòa nhập vào tập thể, giao lưu nhiều với nhau thì chắc chắn sẽ thân thuộc với nhau, quan hệ giữa người với người cũng trở nên tốt hơn.
Những người phụ nữ như vậy được coi là những người phụ nữ mạnh mẽ, những “nữ cường nhân”, không biết nhõng nhẽo, chắc chắn là sống cuộc sống rất thoải mái, tự tại. Tuy rằng nếu như theo quan niệm tư tưởng người cổ đại thì những cô gái như vậy chắc chắn sẽ khó lấy chồng, nếu như xét về mặt cuộc sống đơn thuần thì chắc chắn họ còn sống thoải mái hơn cả đàn ông.
Đây chỉ là một trong những tiêu chí được người xưa sử dụng để đánh giá một người có phú quý hay không. Trong xã hội hiện đại, mặc dù quan điểm này có thể nói là vẫn còn ý nghĩa nhất định, nhưng không thể phủ nhận có một chút lạc hậu.
Vì số mệnh của người không phụ thuộc vào lượng lông trên cơ thể mà chủ yếu dựa vào vào sự nỗ lực của bản thân. Hơn nữa, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lông trên cơ thể có ý nghĩa nhất định. Những ai muốn khỏe mạnh hơn thì nên tỉa lông vừa phải, tránh gây ra những tổn thương không đáng có do cắt tỉa quá nhiều.
Thực chất câu nói này chỉ là một trong những thủ thuật đơn giản nhất trong kỹ thuật nhận dạng người và khuôn mặt của người xưa. Còn nhiều kiến thức về nhân tướng học đòi hỏi chúng ta phải thực sự có kiến thức thì mới thấu đáo được.