Các cụ dạy: "Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân", ý nghĩa thâm thúy vô cùng

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có những câu nhắc nhở để thế hệ sau có tác phong ứng xử đúng mực trong cuộc sống.

Theo quan niệm của người xưa, một gia đình có thể nghèo khổ nhưng không thể không có nề nếp. Giá trị của một người được tạo nên từ sự tu dưỡng của họ.

Vì sao ăn cơm không cắm đũa?

Thứ nhất, không cắm đũa vào bát cơm

hi còn nhỏ ắt hẳn nhiều người trong chúng ta có thói quen cắm đũa vào bát cơm. Mỗi lần như thế, chắc chắn bố mẹ hoặc ông bà sẽ khiển trách. Thực tế, theo như quan niệm từ thời cổ đại, chỉ có cơm cúng tổ tiên thì mới cắm đũa như thế. Đến tận ngày nay, quy tắc này vẫn còn phổ biến và trở thành một điều kiêng kỵ, ai cũng cần khi nhớ.

Thứ hai, không dùng đũa để gõ bát

Mỗi khi ăn cơm, người xưa khuyên con cháu không nên gõ đũa vào miệng bát. Bởi người ăn mày thường gõ đũa vào bát để thu hút sự chú ý, xin ăn. Đến ngày nay, tuy số lượng người ăn xin đã giảm, người ta vẫn khuyên con cháu không nên dùng đũa để gõ vào bát vì hành động này không mang ý nghĩa tốt đẹp.

Chú ý màu sắc của đôi đũa

Những đôi đũa cũng có màu sắc khá đa dạng. Đặc biệt, mỗi khi sử dụng những đôi đũa màu đỏ và màu trắng thì càng cần phải lưu ý. Nếu như trong gia đình có tang lễ thì nên dùng đũa màu trắng, còn nếu gia đình có hỉ thì dùng đũa màu đỏ, không nên sử dụng lẫn lộn, tránh mang điềm xấu đến cho gia đình.

Vì sao ngồi không được rung đùi

Người xưa có câu nói rằng “Đàn ông rung đùi thì nghèo, đàn bà rung đùi thì hèn”. Nếu như ai đó có thói quen rung đùi, nhất định cần phải thay đổi ngay lập tức. Nguyên nhân bởi, hành động này chính là sự thể hiện của sự xuề xòa và thiếu tôn trọng người khác. Đáng chú ý, hình tượng rung đùi không chỉ ảnh hưởng đến hình tượng của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến vận mệnh.

Một khi hợp tác làm ăn với một ai đó, nếu như bạn cứ ngồi rung đùi cũng sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm. Họ sẽ đánh giá và cho rằng một người như bạn không xứng đáng để tin tưởng và làm ăn lâu dài.

Kính già, yêu trẻ

"Kính già, yêu trẻ" là một đức tính truyền thống vô cùng tốt đẹp mà thế hệ sau cần phải ghi nhớ, từ đó hiểu được cách yêu thương và tôn trọng những người xung quanh. Một khi đối mặt với trưởng bối và người lớn tuổi, không dùng tay để chỉ trỏ, đặc biệt là ngón út bởi đây là hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng và không có giáo dưỡng. Không đối đãi họ theo kiểu bằng vai phải lứa, không gọi thẳng tên, không xưng hô không đúng mực bởi đây là hành động mất lịch sự.

Khi ăn uống không được ngồi lung tung mà phải có trật tự trên dưới, khi người lớn tuổi ngồi trước thì những người nhỏ tuổi mới được đụng đũa và bắt đầu dùng cơm.