Thời xưa, đời sống con người chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi. Việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cũng là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng. Theo kinh nghiệm của ông bà ta: “trẻ trồng na, già trồng chuối” sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.
“Trẻ trồng na, già trồng chuối” trên phương diện kinh tế
Mỗi một cây trồng có thời gian sinh trưởng, phát triển và cho kết quả kinh tế khác nhau. Cây na nếu trồng bằng hạt giống đến 4-5 năm mới cho trái, và đây là cây lâu năm. Nếu bạn còn trẻ và có thể đầu tư dài hạn thì nên trồng loại cây lâu năm này. Đương nhiên giá trị của các cây giống này là có thể chỉ trồng một lần mà tạo thu hoạch thặng dư nhiều năm và giá thành của quả na cũng đắt hơn nhiều so với các loại quả khác.
Trong khi đó, cây chuối trồng chưa đến 1 năm đã thu hoạch, con người có thể thu hoạch ngay. Những người đã lớn tuổi, hay cần đầu tư ngắn hạn, cần cho kết quả nhanh nên tính chuyện đầu tư loại cây ngắn ngày.
Qua những kinh nghiệm ngày xưa, ta thấy cả triết lý kinh doanh khá lớn về cây trồng. Mở rộng ra, ngày nay, nếu bạn biết áp dụng tốt triết lý này trong việc trồng cây rất dễ kinh doanh và giàu có.
“Trẻ trồng na, già trồng chuối” trên phương diện sức khoẻ
Cây chuối là một loại cây thân mềm, được cấu tạo do nhiều lớp bẹ xếp kín lại, trong mỗi bẹ chuối có cấu tạo mô có nhiều khoang rỗng. Ngoài những khoang rỗng đó thì thân cây chuối mọng nước, sinh trưởng rất nhanh. Nhờ có những khoang mô rỗng trong thân nên cây có khả năng hấp thu các loại khí độc và các điện tích âm rất tốt. Bởi thế, trong đám tang, người ta thường làm những bát hương tạm thời bằng thân cây chuối được cắt ra thành từng khoanh, thậm chí còn bày cả một đoạn thân cây chuối non vẫn còn lá xanh. Sở dĩ trong đám tang, người ta thường làm như vậy vì khi người qua đời, nhịp sinh học dừng hẳn, điện tích âm và khí lạnh từ xác chết tiết ra ngoài khiến cho nhiệt độ trong phòng giảm đi. Loại hàn khí và điện tích âm này có hại cho sức khoẻ con người và những người có thể trạng yếu, dễ bị nhiễm lạnh và phát bệnh.
Ở môi trường sống, cây chuối có tác dụng nhất định trong việc hoá giải các loại khí độc. Cụ thể, mỗi khi bốc mộ xong, tại ngôi mộ cũ sau khi đã di chuyển hài cốt đi chỗ khác, người ta nên trồng lên đó một vài cây chuối nhằm hoá giải những khí độc trong quá trình phân huỷ tử thi. Hay tại những vùng ô nhiễm, bị hoá chất công nghiệp hay khí độc trong chiến tranh, người ta cũng dùng biện pháp này. Người ta sẽ trồng ở vùng đất đó những bãi chuối để hoá giải khí độc, sớm trả lại môi trường trong lành cho con người. Không chỉ vậy, theo các tài liệu y học dân tộc cổ truyền, cây chuối còn là một bài thuôc squys, có tác dụng chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh thông thường nên nó thực sự là một loại cây có ích.
Người gia so với thanh niên trai trẻ ở chỗ tuổi thọ của họ đã cao, sức đề kháng rất yếu. Khi thay đổi thời tiết, môi trường độc hại, hơi lạnh, điện tích âm, trường khí xấu đều có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ của họ. Trong khi đó, thanh niên trai trẻ, khoẻ mạnh, sức đề kháng cao ít bị ảnh hưởng bởi môi trường. Vì thế thanh niên trồng na vì giá trị kinh kế lâu dài, còn người già trồng chuối vừa có tính chất ngắn hạn còn kèm theo giá trị bảo vệ vô giá về sức khoẻ.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Tổ tiên truyền dạy: “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát”, có nghĩa là gì?
-
Kinh nghiệm tổ tiên: “Cổng chính xuyên qua đại sảnh, nhà tan cửa nát”, con cháu hãy ghi nhớ
-
Học người xưa dạy con 4 điều để thấy được cốt lõi của đạo học
-
Tết đến nhiều người chọn tổ yến làm quà biếu, đâu là bí quyết để chọn đúng tổ yến chuẩn xịn?
-
Cổ nhân dặn, "Láng giềng 3 loại không ưa, người thân 3 kiểu không cần: Họ là ai?