Vào mùa thu, nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?
Mùa thu là thời điểm khá “đẹp và thuận lợi” để sinh bé yêu. Vì tiết trời không quá nóng như mùa hè cũng không quá khắc nghiệt như mùa đông. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ bầu cũng cần phải tuân thủ và lưu ý những điểm quan trọng. Nhưng liệu mẹ bầu có biết nên có những chú ý gì khi chăm sóc trẻ vào mùa thu?
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu
+ Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp
Đối với thời tiết mùa thu, các mẹ nên để nhiệt độ phòng nên được duy trì ở khoảng 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao, thân nhiệt trẻ sơ sinh có thể sẽ tăng lên, dẫn đến sốt cao. Nhưng nếu nhiệt độ phòng dưới 20 độ C, có thể gây tắc mũi bé, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chứng “xơ cứng bì.
Cũng theo ý kiến của các bác sĩ, nhiệt độ phòng quá thấp rất không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, trong trường hợp trời lạnh nhiều, mẹ nên cố gắng làm tăng nhiệt độ trong phòng lên nhé.
+ Lựa chọn quần áo cho trẻ và mùa thu
Dù là thời điểm vào mùa thu, nhưng trẻ sơ sinh mặc nhiều hơn 1 – 2 chiếc áo so với người lớn là thích hợp nhất, nên chọn loại vải tốt để có thể thấm hút mồ hôi. Dù mặc quần áo hay bé được đắp chăn cũng không nên quá chật và nên có độ thoáng phù hợp.
+ Tuyệt đối không để bụng bé bị lạnh
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu có gì khác với những mùa khác? |
Việc giữ ấm bụng chính là để bảo vệ dạ dày của bé. Bởi nếu khí lạnh trực tiếp tác động đến vùng rốn, bé sẽ đau bụng và từ đó làm gây tổn thương đến chức năng của dạ dày, làm cho dạ dày không hoạt động ổn định và bình thường được, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ, không thể đưa các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể một cách có hiệu quả.
Do những tác động mà khi bụng trẻ bị lạnh gây ra, nên việc“giữ ấm bụng” là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, khi ngủ vẫn đeo cho bé một chiếc yếm là một cách tốt để giữ ấm bụng.
+ Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách linh hoạt
Nếu trẻ bị sốt đã đến giai đoạn cấp tính có thể giảm số lần cho con bú, rút ngắn thời gian mỗi lần cho bú, hoặc cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng được bác sĩ chỉ định.
+ Luôn giữ sạch hậu môn cho trẻ
Các mẹ bầu nên lưu ý, sau mỗi lần trẻ đi ngoài nên dùng nước ấm rửa sạch và cần phải thay tã kịp thời. Các đồ trẻ sử dụng như: bình sữa, núm ngậm, nên rửa sạch và tiến hành khử trùng ngay để tránh lây nhiễm chéo.
+ Các mẹ nên làm sạch làn da non nớt của bé
Đối với trẻ sơ sinh, nước là chất làm sạch tốt nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất. Mùa thu đông các bé ít vận động hơn so với mùa hè, mồ hôi và bã nhờn tiết ra cũng không nhiều, không nhất thiết phải làm sạch quá thường xuyên.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ thì các mẹ nên rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày, nhiệt độ nước gần với nhiệt độ cơ thể để có hiệu quả tốt nhất.
+ Cẩn thận khi bé bị hăm tã:
Trên thực tế, chứng hăm tã không buông tha bé trong bất cứ mùa nào. Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới... Da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.
Do vậy, các mẹ nên chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện, phải dùng vải mềm, thích hợp với cơ thể trẻ và có chức năng thấm hút tốt. Một lưu ý nghĩ là khi thay tã cho trẻ, không nên thấy vùng mông, các kẽ đùi… có màu đỏ mà vội bôi phấn rôm, làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.
Có nên massage cho trẻ sơ sinh?
Theo các chuyên gia thì đối với trẻ sơ sinh, việc massage giúp ích khá nhiều trong việc tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hệ cơ, xương phát triển. Ngoài ra còn ảnh hưởng tích cực đến giấc ngủ cũng như cảm giác ngon miệng của trẻ. Sự phát triển của đường hô hấp, hệ tiêu hóa cũng được hưởng lợi rất nhiều.
Nên massage cho bé như thế nào?
Đối với phần trước cơ thể:
Bước 1:Vuốt nhẹ khuôn mặt bé từ trán sang hai bên thái dương.
Bước 2: Xoa nhẹ hai má bé từ mũi sang tai, từ má xuống cằm, vuốt nhẹ qua lông mày xong vòng xuống dưới mắt tạo thành vòng tròn quanh thái dương.
Bước 3: Xoa bóp nhẹ nhàng phần trước cơ thể bé, xuôi theo hai bên cánh tay.
Bước 4: Hai tay xoa quanh bụng rồi ngược lên phần trên cơ thể.
Bước 5: Nhấc tay bé lên, massage theo chiều dọc từ vai xuống bàn tay, sau đó bóp nhẹ.
Bước 6: Xoa bóp bàn tay bé, xoay nhẹ nhàng từng ngón tay.
Đối với phần sau cơ thể:
Bước 1: Các mẹ nên đặt trẻ nằm sấp, mặt bé đặc trên gối cao vừa phải, mặt nghiêng sang một bên. Từ từ vuốt nhẹ lưng bé, sau đó tản sang hai bên cánh tay.
Bước 2: Xoa bóp nhẹ nhàng hai vai con.
Bước 3: Dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh mắt cá chân bé, vuốt ve các ngón chân, nắn bóp, kéo và xoay lần lượt.
Bước 4: Massage từ bàn chân ngược lên đùi, vòng qua xương cùng rồi xuống chân bên kia.
>3 dấu hiệu sau khi trẻ đi nắng về cảnh báo con gặp nguy! (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đừng xem thường những dấu hiệu dưới đây nếu không muốn trẻ gặp nguy hiểm khi vừa đi ngoài nắng về. |
>Mùa hè có nên đóng bỉm cho con không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mùa hè, có rất nhiều mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc bỉm 24/24, bẩn lại thay mà không hề bận tâm đến tác hại của nó. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi