Mùa hè nên giảm số giờ đóng bỉm cho bé
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Quang (Viện Da liễu Hà Nội): Bỉm, tã giấy có nhiều ưu điểm như giúp bé ngủ yên khi về đêm và những lúc thời tiết lạnh, tiện lợi khi đi xa, có tính thẩm mỹ. Nhưng khi mùa hè đến, sử dụng các loại bỉm và tã giấy cần phải cẩn trọng hơn vì thời tiết nóng nực dễ gây hăm, viêm nhiễm bộ phận sinh dục đối với bé gái. Đối với bé trai nếu mặc tã giấy thường xuyên, nhiệt độ của tinh hoàn sẽ nóng hơn bình thường nên sẽ không tốt cho sức khỏe...
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bình (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội): Trong thời tiết mùa hè, bé vẫn có thể đóng bỉm nhưng cha mẹ nên giảm số giờ đóng bỉm cho trẻ. Cách khắc phục tốt nhất là nên tập cho trẻ thói đi vệ sinh vào một giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.
Để tránh hăm khi thời tiết nóng nực, sau khi thay bỉm, cha mẹ nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Nên để da trẻ khô hẳn trước khi mặc bỉm mới vào. |
Để tránh hăm khi thời tiết nóng nực, sau khi thay bỉm, cha mẹ nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Nên để da trẻ khô hẳn trước khi mặc bỉm mới vào. Không nên dùng phấn thoa lên vùng hăm vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây kích ứng da.
Các bác sĩ nhi khoa khuyên: Để bé không bị hăm, vào màu hè chỉ nên mặc bỉm lúc trẻ ngủ. Trẻ tập đi thì không cần thiết phải đóng bỉm nữa. Nếu trẻ nhũ nhi, đi ngoài nhiều lần thì nên thay cho bé trung bình khoảng 4 giờ một lần và ngay khi bé đi ngoài. Ở các nếp gấp, kẽ, nên xoa dầu hoặc kem dưỡng da dành riêng cho bé, nhằm tạo nên một lớp màng bảo vệ không cho nước tiểu và phân ngấm vào da bé.
Khi trẻ bị viêm da phải dừng ngay việc mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thoáng, khô, sạch vùng da bị viêm. Có thể thay bằng tã vải, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay...
Mặc bỉm đúng cách cho bé
Các chuyên gia đều khuyên, chỉ nên đóng bỉm cho trẻ vào buổi tối. Hạn chế bắt bé phải mặc bỉm, tã vào những ngày nóng.
Khi mua bỉm cần chú ý mua loại có nhãn mác, bỉm phải đạt độ thấm hút tốt và thấm đều, vách chống trào tốt. Miếng dán đạt độ bám dính tốt và không tạo tiếng kêu to khi mở ra. Bỉm có thiết kế vừa vặn với bé. Chất liệu mặt ngoài của bỉm cũng phải bền và thoáng khí.
Những bệnh bé dễ mắc khi mặc bỉm quá lâu
1. Hăm, loét, viêm da
Bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị “ngâm” hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu dễ bị lở loét.
Đặc biệt vào mùa hè nóng bức nếu mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn gây khó chịu, quấy khóc. Trên lý thuyết, một miếng bỉm nếu chỉ chứa nước tiểu thì có thể mặc được trong nhiều nhất 4 tiếng, với tã giấy là 2-3 tiếng và nếu bé ị thì cần phải thay ngay lập tức.
2. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai vì đường tiểu ở trẻ gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Một số bé còn gặp tình trạng viêm kẽ bẹn do nấm candida không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm âm đạo...
3. Không kiểm soát được việc đi vệ sinh
Việc lạm dụng bỉm sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
4. Suy thận
Nếu bố mẹ đóng bỉm cho trẻ quá lâu, không thay ngay khi trẻ đại tiện, dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình này tích tụ lâu ngày, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan lên đường tiểu trên gây biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.
5. Giảm chức năng sinh sản
Việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
Cho con uống nước thế nào là đủ? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, uống nước như thế nào mới đủ là điều không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay bài viết này bạn nhé. |