Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi dịp Tết đến, nhà nhà lại sum vầy bên nồi bánh chưng xanh thật ấm cúng, hạnh phúc biết bao. Hãy cùng tham khảo cách làm bánh chưng chuẩn vị ngon, đậm đà, vẹn tròn cho ngày Tết thêm ấm cúng.
Cách chế biến Bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm gạo nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc ít nhất cũng phải được 4 tiếng. Ngoài ra, để bánh được xanh, đẹp mắt, bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn.
Đậu xanh làm nhân chọn loại xay tách vỏ, cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Bước 2: Sơ chế
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối tuỳ tỉ lệ gạo nhiều hay ít và dùng tay trộn đều nếp.
Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
Ứớp thịt với muối, tiêu và đường.
Bước 3: Gói bánh
Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.
Tiếp đến xếp 4 lá dong áo. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá lót xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Bước 4: Luộc bánh
Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu khonh bánh sẽ bị sống, không chín đều.
Bước 5: Vớt bánh
Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép trong vòng 5 - 8 tiếng là được.
Khi công đoạn làm bánh hoàn tất, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hâm lại là dùng được nhé!
Một số điều cần lưu ý khi gói bánh chưng
- Trước khi xếp bánh chưng vào nồi, bạn cần xếp một lớp cuống lá dong bên dưới để bánh không bị cháy và dính đáy nồi.
- Xếp bánh thành các tầng chồng lên nhau ngay ngắn và chặt để bánh được giữ cố định, phòng khi nước sôi có lực đẩy khiến bánh bị xô đẩy sẽ bị vỡ.
- Sau khi nồi bánh chưng đã sôi, bạn giảm lửa (đối với nồi luộc bếp than, bếp củi) hoặc giảm nhiệt độ (đối với nồi luộc bánh chưng bằng điện). Chỉ để lửa liu riu trong suốt quá trình luộc bánh chưng.
- Thời gian luộc bánh chưng ít nhất từ 8-10 tiếng nếu bạn luộc bằng bếp than, bếp củi. Bên cạnh đó, nếu muốn tiết kiệm thời gian thì có thể chọn luộc bằng nồi điện trong khoảng 6 tiếng.
Tác giả: Vũ Thêm
-
13 điều kiêng kỵ trong ngày Tết 2024 cả năm may mắn, hanh thông, nhiều tài lộc
-
Loại hoa đặt lên bàn thờ ngày Tết hút tài lộc, con cháu bình an: Đặt lọ hoa bên trái hay phải mới đúng?
-
Tết là phải có bánh chưng: Nhưng 5 đối tượng này tuyệt đối không được đụng đũa, nhất là vị trí thứ 3
-
Tết Giáp Thìn 2024: Đừng bày 5 loại quả này lên bàn thờ kẻo Tổ Tiên trách phạt, nghèo cả năm
-
Cắm hoa chơi Tết chỉ bỏ nước lã thôi là dại: Hòa thêm chút gia vị này hoa tươi cả tháng không héo úa