Thời điểm năm mới là thời điểm vô cùng quan trọng trong quan niệm của người Việt. Nếu như đầu năm mới nếu như gặp những điều may mắn tốt lành thì cả năm sẽ gặp suôn sẻ, an lành. Ngược lại, nếu phạm vào những điều đại kỵ sau thì cả năm sẽ trắc trở, làm đâu hỏng đó.
Những điều cấm kỵ ngày tết cần tránh trong ngày Tết
+ Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1
Vào ngày mồng 1 Tết, tuyệt đối không động đến cây chổi, bởi theo quan niệm truyền thống của người Việt, quét dọn nhà cửa và đổ rác trong ngày này là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà. Hơn nữa, sau khi quét nhà, người ta quan niệm phải cất chổi đi. Bởi nếu mùng 1 Tết bị mất chổi là điềm xấu, nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vơ vét mất hết của cải.
+ Không cho người khác lửa, nước đầu năm
Lửa theo phong thủy là tượng trưng cho sự may mắn còn nước tượng trưng cho tài lộc luôn chảy vào trong gia đình. Nếu như vào đầu năm mới, bạn cho lửa hoặc nước nghĩa là bạn cho đi sự may mắn của bản thân và gia đình.
+ Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng
Đổ vỡ là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày tết.
Ông cha ta rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ly tách, gương trong ngày đầu năm vì đổ vỡ đó như báo hiệu sự chia cắt, đứt lìa, điều không thuận lợi trong các mối quan hệ trong năm mới.
+ Không vay hay đòi nợ
Đầu năm mới kiêng kỵ vay tiền, đòi nợ tiền bạc. Như vậy sẽ báo hiệu một năm đi vay rồi đi trả của mình, cả năm sẽ không thu được tiền tài vào nhà, rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần. Bên cạnh đó, nếu cho vay tiền đầu năm còn được quan niệm như "dâng" tài lộc của chính bản thân mình cho người khác.
+ Không đi chúc Tết sáng mùng 1
Chúc Tết vào sáng sớm mùng 1 là điều kiêng kỵ dịp Tết vì sợ sẽ xông đất gia đình người khác. Xông đất theo quan niệm cha ông là rất quan trọng, và hầu hết các nhà đều chọn người hợp tuổi xông đất đầu năm. Khi chúc Tết sáng sớm mùng 1, nếu mình có tuổi vận không hợp với gia chủ điều đó sẽ ảnh hưởng đến tiền tài, khiến gia đình người khác không được may mắn trong năm mới.
+ Không cãi nhau vào mùng 1
Tết là thời điểm con cháu sum vầy, cả nhà đoàn tụ mong muốn niềm vui đến cho cả năm, nếu cãi nhau ngày đầu năm xem như cả năm của bạn sẽ gặp nhiều khúc mắc, không vui cho một năm.
+ Kiêng mặc áo tông đen hoặc trắng
Màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm người ta kiêng mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hoặc sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt hai sắc đỏ, vàng.
+ Kiêng ăn nói xui xẻo, nói tục
Những lời nói trong năm mới cũng phải cẩn trọng vì năm mới chỉ mong may mắn đến nhà. Chính vì vậy những lời xui xẻo, nói tục dù là đùa vui cũng tuyệt đối không được nói ra kẻo cả năm mất vui.
+ Kiêng mua đồ xui
Ngày Tết, người ta kiêng mua dao, thớt, chày, cối... bởi quan niệm người xưa cho rằng những đồ vật này mang đến những điều không may cho người nhận trong năm.
+ Kiêng quan hệ nam nữ đầu năm
Mùng một và kể cả ngày rằm hàng tháng đều là những ngày mà người phương Đông kiêng quan hệ nam nữ. Đặc biệt vào dịp đầu năm, đây là điều kiêng kỵ vì quan niệm rằng trai gái không nên gần gũi nhau vì nó mang đến vận hạn kém may mắn cho mình.
+ Người có tang không nên xông đất
Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm vô cùng quan trọng đối với gia chủ. Đây sẽ là người ảnh hưởng tới sự may mắn, tài lộc trong cả năm của gia đình. Theo ông bà, người có tang mà đi xông đất sẽ đem đến vận xui, điềm xấu cho gia đình khác. Chính vì vậy, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.
+ Kiêng ăn trứng vịt lộn
Nhiều người cũng cho rằng, mùng 1 nên kiêng ăn trứng vịt lộn vì sợ mọi điều xảy ra sẽ đảo lộn lại, trái ý mình.
+ Kiêng cắt tóc
Cắt tóc cũng là một trong những việc kiêng kỵ ngày đầu năm. Vì ông bà ta quan niệm, tóc tai là gắn liền với con người, đại diện cho sức khỏe, nếu cắt tóc ngày đầu năm sẽ cắt đi vận may và sức khỏe.
Những điều nên làm vào ngày mùng 1 Tết để thêm may mắn
+ Thắp hương ngày mùng 1
Thắp hương tưởng nhớ tổ tiên là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.Đây là một tín ngưỡng tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời này. Điều này hoàn toàn không phải mê tín dị đoán. Thắp hương giúp chúng ta có niềm tin vào tổ tiên, hy vọng người thân luôn ở bên cạnh bảo hộ chúng ta trong những lúc gặp khó khăn, cũng như những lúc chúng ta gặp may mắn sẽ cùng chứng kiến với chúng ta. Tuy nhiên, khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên ngày mùng 1 Tết thì nên thắp hương theo số lẻ là đẹp nhất. Không thắp hương theo số chẵn vì đây không phải là số đẹp. Đây là quan niệm là của người dân Việt Nam.
+ Đi lễ chùa
Vào mùng 1 Tết, nhiều người thường đi Chùa thắp hương để cầu những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Đi chùa vừa là đi cầu Phật vừa là đi vãn cảnh, du lịch, tham quan và tìm về những phút lắng đọng tâm hồn, bỏ đằng sau những lo toan bộn bề trong cuộc sống.
Nhiều người chọn đi chùa vào những ngày đầu năm cũng muốn mang lại thanh thản trong tâm hồn, giúp giải tỏa những căng thẳng, bỏ lại bộn bề của năm cũ, bước vào cửa chùa một cách an nhiên thanh thản.
Các chùa thường mở cửa cho người dân vào xin quẻ, hái lộc vào sáng mùng 1. Gieo quẻ là một tín ngưỡng của người dân Việt Nam, để xem một năm mới chúng ta sẽ đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống, hay gặp những khó khăn gì để khắc phục. Gieo quẻ để giúp chúng ta có thêm những niềm tin cho một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Mua muối đầu năm
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Trong quan niệm của người Việt, mua muối chính là việc mua về may mắn trong sáng mùng 1 Tết, hy vọng gia đình một năm trôi qua may mắn, no đủ và bình an.
Muối là gia vị quan trọng trong cuộc sống. Từ thời xa xưa khi nước ta bị xâm lược, quân xâm lược đã chú trọng độc quyền muối, để kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta. Ngày nay, muối vẫn tượng trưng cho sự phát triển, may mắn, không thể thiếu trong mỗi gia đình. Cho đến ngày nay, khi những xe muối không còn, tục mua muối vào sáng mùng 1 vẫn được các bậc cha mẹ thực hiện. Mua muối đầu năm là điều tốt. Thêm muối sẽ giúp gia đình có một cái Tết đậm đà, mạnh mẽ hơn.
+ Lì xì Tết
Những câu chúc hay và những bao lì xì đỏ thắm dành cho nhau đã trở thành một tập tục truyền thống trong ngày Tết của người Việt. Lì xì Tết là việc làm thay cho một lời chúc tài lộc và may mắn mà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu, hay lời chúc sức khỏe của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ… Những bao lì xì màu đỏ còn là thứ bạn bè trao cho nhau như 1 lời chúc an khang thịnh vượng trong năm mới.
Mặc dù ngày nay, lì xì ngày càng trở nên biến tướng và tạo nên áp lực tài chính cho nhiều người. Nhưng xét cho cùng nếu được gìn giữ và phát triển theo một hướng đúng đắn thì đây vẫn là một nét văn hóa rất đẹp của người Việt.