Mẻ được coi là thứ gia vị dân dã đặc trưng của miền Bắc, có vị chua thanh, thơm dịu nhẹ, được dùng phổ biến trong những món riêu cua, canh cá, ốc chuối đậu, giả cầy…góp phần tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn. Mẻ chứa nhiều axit amin, nấm men giúp bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng có lợi, tăng tiết dịch vị, kích thích ăn ngon, tốt cho hệ tiêu hoá. Các bạn có thể mua mẻ tại các quầy rau thơm hoặc có thể làm tại nhà vừa sạch sẽ, thơm ngon mà không sợ bị mốc
Nguyên liệu
100gr gạo tẻ
3 hũ thủy tinh nhỏ
Cách làm và nuôi cơm mẻ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo tẻ đem vo sạch để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Nấu cơm
Bỏ gạo vào nồi, cho nhiều nước một chút. Sau khi cơm chín, mở nắp vung để cơm nguội hẳn
Bước 3: Ủ mẻ
Múc cơm vào hũ rồi cho vào hũ một ít nước cơm khoảng 3-4 muỗng nước cơm là vừa. Sau đó đậy nắp lại, tuy nhiên lưu ý nên đậy nắp không được xiết chặt, phải để có hơi để cơm không bị thiu. Đặt hũ thủy tinh ở những chỗ thoáng mát, nhiệt độ khoảng 35-37 độ. Ủ trong thời gian khoảng 5 -7 ngày thì mở ra kiểm tra. Lúc này bạn sẽ thấy xuất hiện con mẻ rất nhỏ bám ở xung quanh lọ thủy tinh và mẻ cũng có mùi chua, thơm, mẻ màu trắng. Sau một, hai tuần, bạn có thể múc mẻ ra để chế biến món ăn như nấu canh chua cá, ốc chuối đậu...
Ngoài ra bạn có thể mua ít mẻ ở ngoài quán ăn về làm giống, chỉ cần bỏ cục mẻ vào ủ với cơm đã bóp thì sẽ rút ngắn thời gian lên men.
Nếu không dùng mẻ giống, bạn có thể dùng hộp sữa chua. Trước tiên đặt sữa chua để ở nhiệt độ phòng, sau đó cũng trộn sữa chua vào cơm nát, đảo đều và đậy kín. Sau khoảng 2 ngày kiểm tra, có mùi chua dịu là được.
Bước 4: Nuôi mẻ
Muốn nuôi cơm mẻ, bạn chỉ cần múc bớt mẻ ra. Cho mẻ ăn thêm cơm mới, cứ 3 -5 ngày thì cho mẻ ăn một lần chỉ khoảng ⅓ chén cơm không cho nhiều quá
Cơm nên chọn cơm mềm, nhão, hoặc có thể trộn cơm với nước cơm cho cơm mềm ra. Sau đó đổ vào bình cho mẻ ăn. Rồi đậy nắp lại.
Mẹo nhỏ cách làm mẻ chua ngon, không bị mốc
- Nên đựng mẻ bằng lọ, hũ thủy tinh, sành, sứ thay vì trong lọ nhựa để tránh quá trình lên men của mẻ có thể giải phóng các độc tố trong nhựa.
- Nếu bạn có máy ủ sữa chua thì cho mẻ vào máy ủ, thời gian mẻ lên men sẽ nhanh hơn.
- Khi làm mẻ cần đảm bảo cơm không bị nấm mốc, các dụng cụ sạch sẽ, đã được tiệt trùng bằng nước sôi.
- Nếu lọ mẻ bị nấm mốc cần bỏ ngay, không sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng mẻ
- Nếu bạn ăn quá nhiều mẻ thì cơ thể sẽ bị dư thừa quá nhiều axit lactic, gây ra tiêu chảy, đau bụng.
- Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày không nên ăn món có mẻ chua.
- Bạn cần phân biệt kỹ, mẻ bị mốc thường không có mùi thơm, màu sắc khác lạ và không có vị chua tự nhiên.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi bạn đã có kinh nghiệm làm được một hũ mẻ thơm ngon trong gian bếp nhà mình. Chúc bạn thành công với công thức làm mẻ phía trên nhé.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Rán chả lá lốt chỉ cho dầu ăn là chưa đủ: Làm theo cách này thịt mềm thơm ngon, ăn không ngán
-
Luộc khoai bằng nước lạnh xưa rồi: Làm theo cách này khoai bở tung, ngọt vị không lo sượng hay đắng
-
Loại rau chỉ vài nghìn/mớ lại là thuốc bổ máu, dưỡng tim, trị mất ngủ cực tốt: Nhiều người không biết mà ăn
-
Rán đậu đừng chỉ bỏ mỗi dầu ăn hãy làm theo công thức này miếng đậu giòn tan, béo ngậy ăn không chán
-
Bỏ một con gà vào nồi cơm điện, không cần thêm nước hay dầu, gà chín ăn thơm ngon hơn gà quay