Xôi là một món ăn khá thân thuộc từ bao đời nay, từ bữa sáng hàng ngày đến những mâm cơm cỗ ngày cưới hỏi, giỗ chạp. Nấu xôi cũng là một việc làm quen thuộc của các chị em phụ nữ nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm gạo nếp sao cho đúng thời gian, quy cách để khi nấu xôi sẽ thơm ngon, dẻo lâu, đậm đà.
1. Cách chọn gạo nếp và ngâm gạo
Gạo nếp quyết định 70% độ ngon của xôi, vì thế muốn nồi xôi ngon thì bạn phải chọn được loại gạo ngon. Bạn nên chọn loại nếp có màu trắng đục, hạt đều, vỏ ngoài căng bóng, không bị gãy, mủn . Để cẩn thận hơn, bạn hãy nhai thử vài hạt để chọn gạo có vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa mới. Chị em cũng nên nhớ là không chọn những loại gạo quá trắng vì loại đó đã được xát quá kỹ làm mất đi lớp bột cám có chứa nhiều chất dinh dưỡng của gạo.
Khác với các loại gạo tẻ, gạo nếp trước khi nấu cần vo sạch và ngâm nước để gạo nở đều, nhanh chín và không bị sượng bởi xôi được nấu chín bằng việc sử dụng hơi nước. Việc ngâm hạt gạo nếp đúng thời điểm là một bí quyết giúp hạt xôi dẻo thơm. Ngâm quá sớm hoặc quá muộn cũng dẫn đến kết quả thất vọng.
Trước khi nấu xôi, gạo nếp cần trải qua các công đoạn sau:
+ Công đoạn 1: Vo gạo
Trước khi ngâm gạo, chị em nhớ vo gạo. Khi vo nên nhẹ nhàng, không chà xát lâu để không mất vitamin ở lớp vỏ gạo.
+ Công đoạn 2: Ngâm gạo
Tùy theo tính chất hạt gạo, bạn nên ngâm chúng với nước từ 6 đến 8 tiếng là vừa đủ. Nếu ngâm lâu hơn, hạt gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bở nát mất ngon. Ngoài ra, khi ngâm, bạn nên cho thêm một ít muối. Muối sẽ giúp khử mùi và tạo hương vị đậm đà khi xôi chín tới.
Nếu bạn muốn một đĩa xôi màu sắc bắt mắt, bạn có thể cho thêm gấc, nước lá cẩm, lá dứa,… để tạo nên màu đẹp cho xôi. Để thực hiện điều này, sau khi gạo ngâm đủ thời gian, bạn hãy đổ gạo ra, tráng lại bằng nước lạnh cho sạch, để nghiêng cho ráo nước, khoảng 10-15 phút. Sau đó thêm gấc hoặc nước lá tạo màu vào gạo, đấu đều, để khoảng mười phút cho hạt gạo ngấm màu trước khi vào công đoạn đồ xôi.
2. Cách nấu xôi hai lần đồ
Khi nấu xôi, nhiệt độ khi nấu rất là yếu tố quyết định cho nồi xôi thơm, dẻo hơn. Khi nấu, bạn nên đặc biệt chú ý tốc độ cháy của lửa. Trước hết, cho nước vào nồi nấu xôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu đặt chõ lên hấp. Lúc này, nên giữ nhiệt độ ổn định vì nếu tăng cao dễ khiến xôi bị cháy khét còn quá nhỏ sẽ làm xôi bị nhão. Và thời gian chuẩn để xôi chín là từ 30-40 phút. Xôi dẻo, khê hay sống phụ thuộc khá lớn vào phần nước này.
Theo kinh nghiệm của những bà nội trợ lành nghề chia sẻ, lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Cách này giúp lượng nước vừa đủ độ để làm mềm hạt xôi nhưng không quá nhão và nát gây mất thẩm mỹ.
Khi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra một chiếc mâm to, dàn đều và để dưới quạt cho nguội bớt. Sau đó, tiếp tục cho xôi vào hấp (đồ) thêm một lần nữa. Khi áp dụng kỹ thuật này, dù có để lâu, món xôi của bạn vẫn mềm và dẻo.
Cuối cùng để hoàn thiện món xôi là rưới một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và đảo đều ở chõ xôi trước khi bắc ra. Xôi sẽ có độ căng bóng, mềm mượt, để lâu vẫn mềm dẻo, ngon miện
Tác giả: Vũ Thêm
-
Chẳng cần trõ hấp, làm theo 2 cách này đảm bảo xôi vẫn dẻo tơi, hạt nào cũng mẩy bóng ngọt lịm
-
Nấu xôi bằng nồi cơm điện, không cần ngâm nếp mà vẫn dẻo thơm ngon miệng
-
Cách nấu xôi sắn đơn giản nhất bằng nồi cơm điện: Thơm ngon, béo ngậy không kém ngoài hàng
-
Cách ngâm gạo nấu xôi ngon, dẻo, nhanh mềm: Hóa ra chỉ cần thêm 1 thứ này vào là xong
-
Cách nấu xôi gấc cúng ông Công ông Táo bằng nồi cơm điện, dẻo thơm lại nhanh hơn gấp bội phần