Khi người lao động có quá trình công tác vừa làm công chức Nhà nước và vừa là viên chức trong đơn vị sự nghiệp thì khi về hưu sẽ được tính như thế nào? Dưới đây sẽ là cách tính tỉ lệ hưởng lương hưu với công chức, viên chức mới nhất theo luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ví dụ, một người lao động nam được tuyển vào biên chế công chức nhà nước tháng 01 năm 1983 và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Qua thời gian công tác liên tục từ năm 1983 đến năm 2020 được điều động về đơn vị sự nghiệp với cương vị là viên chức và tiếp tục làm đến năm hết năm 2025 được nghỉ hưu đúng tuổi. Vậy, cách tính lương hưu của người này như thế nào?
Theo Cơ quan Bảo hiểm xã hội, mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ như sau:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu (Từ năm 2022) như sau:
+ Đối với lao động nam nghỉ hưu cứ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Đối với lao động nữ nghỉ hưu cứ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp của người lao động trên có thời gian công tác bắt đầu từ năm 1983 đến khi đủ điều kiện về tuổi để nghỉ hưu năm cuối năm 2025 và trong suốt giai đoạn làm việc đều đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được trích như sau:
“ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;…..”
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động ví dụ trên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1.1.2015 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu từ 2021 đến 2025.
Thời gian đóng bảo hiểm của người lao động nêu trên từ 01.1983 đến 12.2025 là 43 năm và được hưởng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tác giả: Vũ Thêm
-
Đóng BHXH đủ 30 năm nhận mức lương hưu bao nhiêu?
-
6 trường hợp nghỉ hưu sớm vẫn hưởng nguyên lương, người dân nên biết để không chịu thiệt
-
Đóng BHXH đủ 25 năm nhận lương hưu bao nhiêu?
-
Đóng BHXH trên 20 năm hưởng lương hưu bao nhiêu?
-
Đóng BHXH 30 năm nhận lương hưu bao nhiêu? Lương hưu tháng 9 thay đổi như nào?