Cách tra cứu mã số thẻ BHYT
Cách 1: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử BHXH
Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Bước 2: Nhập các thông tin được yêu cầu như Tỉnh/TP, Quận/Huyện, Phường/Xã, Họ và tên, Số CMND/ CCCD, ngày tháng năm sinh... Lưu ý, các ô có dấu * màu đỏ phải điền đầy đủ thông tin.
Sau đó, tích chọn vào ô "Tôi không phải là người máy" rồi chọn "Tra cứu".
Kết quả hiển thị ở cột Mã số BHXH chính là mã số BHYT.
Cách 2: Gọi đến tổng đài BHXH Việt Nam
Nếu không thuận tiện trong việc tra cứu trên cổng thông tin điện tử về BHXH, người dân có thể liên hệ với tổng đài BHXH Việt Nam 19009068 để được hỗ trợ. Nhân viên sẽ yêu cầu người dân cung cấp một số thông tin cần thiết để tra cứu về thẻ BHYT.
Cách 3: Tra cứu qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị
Người đang công tác tại các công ty, doanh nghiệp có thể liên hệ với phòng Nhân sự của đơn vị để được hỗ trợ tra cứu lại mã số thẻ BHYT thông qua hồ sơ cấp thẻ BHYT được lưu giữ tại đơn vị.
Cách 4: Tra cứu trên ứng dụng VssID
Bước 1: Cài đặt ứng dụng VssID vào điện thoại thông minh sau đó tạo tài khoản và đăng nhập.
Bước 2: Vào mục Quản lý cá nhân và chọn Thẻ BHYT.
Hệ thống sẽ hiện lên thông tin về mã số thẻ BHYT, nơi cấp và thời hạn sử dụng thẻ.
Ngoài ra, người dân có thể vào mục Tra cứu ở thanh công cụ bên dưới màn hình giao diện rồi chọn Tra cứu mã số BHXH. Nhập các thông tin cần thiết và tiến hành tra cứu. Hệ thống sẽ trả kết quả về mã BHXH, đây cũng chính là mã BHYT cho người dùng.
Mất, hỏng thẻ BHYT vẫn có thể khám, chữa bệnh
Theo hướng dẫn của Công văn 1493/BHXH-CSYT, từ ngày 01/6/2021, cho phép người dân có thể dùng ảnh thẻ trên BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh.
Cơ sở khám, chữa bệnh sẽ sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code. Trường hợp cơ sở không có đầu đọc thì sẽ ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.
Để áp dụng chính sách này, công dân phải tạo tài khoản VssID trên điện thoại thông minh. Khi đến cơ sở, khám chữa bệnh, người dân phải xuất trình hình ảnh thẻ BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VSSID.
Được đổi, cấp lại thẻ BHYT khi mất, hỏng ở bất cứ đâu
Trường hợp bị mất, hỏng thẻ BHYT giấy mà người dân không sử dụng điện thoại thông minh thì có thể đến cơ quan BHXH gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin liên quan đến thẻ).
Theo Quyết định 811/QĐ-BHXH được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 16/8/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT…: BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin theo mẫu BHYT mới cho người tham tham gia BHXH ở huyện, tỉnh khác.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Sở hữu 2 thẻ BHYT đi khám bệnh được hưởng chế độ nào?
-
7 nghề lương cao không cần bằng cấp, vị trí số 2 đủ sức mua nhà, sắm xe
-
Đổi sang CCCD gắn chip làm gì với CMND để không rắc rối về sau?
-
Người đóng BHYT 5 năm liên tục có quyền lợi đặc biệt gì?
-
Người lao động có thể nhận hơn 280 triệu đồng tiền trợ cấp thất nghiệp từ 1/7