Rau mầm không chỉ là thực phẩm dễ chế biến mà còn chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thường xuyên ăn rau mầm sẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Thay vì mua ngoài hàng, bạn nên tự trồng rau mầm tại nhà để đảm bảo an toàn. Bạn có thể lựa chọn các loại rau mầm dễ trồng tại nhà như rau mầm họ đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu tương), rau mầm họ cải (củ cải đỏ, cải ngọt, rau cải bẹ)...
Cách trồng rau mầm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị vài tờ giấy ăn và một ít hạt giống là đã có thể bắt tay vào thực hiện ngay hôm nay. Chẳng cần đất trồng hay tốn công chăm sóc, cả gia đình bạn vẫn có rau sạch ăn quanh năm không hết.
Bước 1: Chuẩn bị
- Hạt giống: Nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì những loại hạt giống này thường chứa chất bảo quản.
Lần đầu trồng bạn nên chọn loại hạt giống to như: Giá đỗ, đậu đỏ, hướng dương, rau muống...vì những loại hạt to, cây sẽ cứng cáp hơn.
Sau khi trồng thành thạo có thể trồng hạt giống loại nhỏ như cải ngọt, lơ xanh… vì loại này cây lên hơi yếu, dễ nghiêng ngả.
- Giấy ăn: Chỉ cần lấy loại giấy ăn thường dùng.
- Khay: Bạn có thể tận dụng khay nhựa, i-nox, xong, nồi.
- Nước sạch
Bước 2: Thực hiện
Ngâm hạt
Thời gian ngâm hạt còn phụ thuộc vào bạn muốn trồng loại rau mầm gì, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Ví dụ như:
✔ Đối với rau ăn lá:Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếngMồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng
✔ Đối với các loại rau gia vị:Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếngCần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng
✔ Đối với rau ăn trái:Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếngĐậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếngĐậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng
Sau khi đã xác định được thời gian, bạn ngâm số hạt giống vào nước ấm khoảng 50*C (pha theo công thức 2 sôi 3 lạnh đó), rồi vớt những hạt nổi lềnh phềnh ra, vì đó là hạt thối, hoặc lép, không có khả năng phát triển nữa đâu.
Sau khi ngâm, rửa hạt giống qua nước.
Làm giá thể và ủ hạt
Đầu tiên bạn lót từ 3-4 lớp giấy ăn lên trên khay nhựa sao cho độ dày khoảng 2-3cm là đẹp, sau đó dùng nước sạch tưới đều lên khắp bề mặt, vừa đủ ẩm thôi, đừng tưới úng. Sau đó rải hạt giống đã ngâm lên đều khắp khay, sử dụng bình phun sương tưới thêm 1 lượt nữa rồi lấy bìa cát tông che lên trên, cất vào nơi tối, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, thời gian ủ tham khảo phía trên. Ngày nhớ kiểm tra 1 lần, sờ thấy khăn giấy khô là phải tưới phun sương thêm nước ngay.
Bước 3: Tưới nước hàng ngày
Nên tưới nước mỗi ngày. Mầm sẽ nhú lên dần dần và lượng nước cũng cần nhiều hơn. Nhưng đừng tưới nhiều quá sẽ bị úng.
Để khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng khi nào cho ra ánh sáng là xanh ngay. Bước 4: Thu hoạch
Sau khi cho ra ánh sáng, rau sẽ xanh. Sau 7 ngày là bạn thu hoạch được rồi. Bạn yên tâm vì tay không hề dính đất và khi rửa cũng rất nhanh. Bạn dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn).
Bước 4: Thu hoạch
Sau khi cho ra ánh sáng, rau sẽ xanh. Sau 7 ngày là bạn thu hoạch được rồi. Bạn yên tâm vì tay không hề dính đất và khi rửa cũng rất nhanh. Bạn dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn).
Tác giả: Huyền Mai